ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ

Cổ vũ lòng yêu thích các trò chơi hữu ích cho sự luyện tập trí óc trong cộng đồng người Việt

Phân ưu G.S. Phạm Hoàng Hộ

Posted by thuanhoa on 02/02/2017



image002

Chúng tôi vừa nhận được tin buồn
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Sinh năm Kỷ Tỵ 1929
Tại An Bình, Cần Thơ, Việt Nam
đã tạ thế ngày Mùng Hai tháng Giêng năm 2017
Tại Montreal, Canada
Hưởng thọ 89 tuổi

o o o O o o o

Chúng tôi thành Kính Phân Ưu cùng Gia Đình Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ
Cầu nguyện hương linh Giáo Sư sớm siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng.

GS Đặng Đình Áng, GS Phạm Hữu Hiệp, GS Phùng Trung Ngân, GS Phạm Khắc Hàm, GS Huỳnh Văn Công, GS Cao Xuân An, GS Võ Thế Hào, GS Tôn Thất Long, GS Nguyễn Văn Hoàng, GS Trần An Nhàn, GS Nguyễn Thông Minh, GS Nguyễn Minh, GS Nguyễn Hữu Tính, GS Lê Hữu Phúc, GS Trần Ngọc Lym, GS Đổ Quang Thọ, GS Hà Ngọc Kim Anh, GS Chu Ngọc Thủy, GS Trần Thạnh & GS Dương Thanh Bình, GS Nguyễn Trúc Đỉnh, GS Vũ Duy Phách, GS Nguyễn thị Phương Anh, GS Nguyễn Thúy Dung, GS Nguyễn thị Ngọc Hồ, GS Nguyễn văn Khiêm, GS Trần Hữu Chí, GS Lê Thị Thu Vân, GS Lưu Thị Bạch Tuyết, GS Đổ Minh Tiết, GS Nguyễn Đức Tiến, GS Vũ Duy Chân, GS Bùi Huy Bình,  GS Hoàng Lê Hùng, GS Phạm Thi Tuân, Lưu Thanh Lâm, Phạm Ngọc Hiền & Mỹ Hương, Trịnh Gia Khánh, Hồ Văn Hòa & Châu thị Ngọc Minh, Nguyễn Hữu Mạc & Kim Anh, Nguyễn thị Thanh Xuân, Chu Văn Hải,  Phạm Tùng Chi, Châu Công Bình, Lê Văn Tốt, Võ Hoàng Ân & Vượng, Đặng Thi Sĩ, GS Nguyễn văn Vương & Lệ Chi, GS Từ Hòa Ái, GS Lê Văn Thục, GS Trương Công Nghệ, GS Lê Vân Tú, GS Trần Huê, Đặng Vũ Thuật, Phạm Quang Huyến.

Riêng trang nhà “Đọc Vui và Suy Nghĩ” (https://docvui-suynghi.net/), Thuận Hoà xin có lời phân ưu cùng gia đình Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ. Cầu nguyện hương linh Giáo sư sớm siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng.

Thành Kính Phân Ưu

*    *    *

Thân mời quí thân hữu cùng khóc với Thu Hà qua bài thơ :

Vĩnh Biệt Thầy !

Kính dâng hương hồn GS Phạm Hoàng Hộ mất ngày 29 tháng Giêng năm 2017 tại Montréal – Canada.

*   *   *

Nhắm mắt lại để ngăn không khóc nữa,
Nhưng nỗi buồn nghẹn cổ xoắn vào tim,
Tin Thầy mất lan nhanh theo mạng truyền,
Đến chúng em… sinh viên Khoa Học cũ…

Thầy xuôi tay giữa mùa đông tuyết phủ,
Trên xứ người, thương tiếc lắm Thầy ơi !
Dù nhiều năm không được thấy dáng người,
Nhưng tên Thầy luôn khắc trong tâm khảm.

Thầy, Cây Cỏ Việt Nam, nét thanh thản…
Cùng nụ cười hiền, Thầy dẫn lối sinh viên,
Vào Khoa Học, sống thành thật trước tiên,
Cộng chăm chỉ, đương nhiên hái trái mộng.

 Thầy lìa trần, buồn nào hơn… khấn vọng… 
Trong lòng người nơi quê cũ thân thương,
Trong chúng em, cựu sinh viên tha hương,
Buồn nhiều lắm, Thầy ơi ! Xin vĩnh biệt… !!!

Nguyễn Thị Thu Hà – Edmonton – Canada
Cựu Sv Chứng Chỉ Thực Vật I ĐHKHSG từ
nhiều năm trước ngày mất nước 30-04-1
975


Thân thế và Sự nghiệp của 
G.S. Phạm Hoàng Hộ

Tài liệu: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phạm Hoàng Hộ là giáo sư Thực vật học của Việt Nam, ông nổi tiếng với bộ sách ba quyển “Cây cỏ Việt Nam” (An illustrated flora of Vietnam, 1999) và quyển “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” (2003) cùng do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.

Thân thế

GS. Phạm hoàng Hộ sinh năm Kỷ Tỵ 1929  tại làng Thới Bình – phường Cái Khế, tỉnh Cần Thơ. Thuở nhỏ ông theo học tiểu học ở các trường Bassac, Nam Hưng và College de Cần Thơ [1] và năm 1946 sang Pháp tiếp tục bậc Trung học lấy bằng Tú Tài I và II. Sau đó, ông theo học ở Đại học Sorbonne Paris, đậu bằng Cử nhân Khoa học vào năm 1953 và bằng Cao học (Thạc sĩ) về Khoa học thiên nhiên (Sciences naturelles) vào năm 1956, và bằng agrégé (chưa rõ năm). Năm 1957, ông về nước và được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc Hải học Viện Nha Trang và trong thời gian làm việc ở đây (1957 – 1962), ông đã thực hiện công trình nghiên cứu về rong biển Việt Nam và một phần của công trình nghiên cứu này được dùng cho luận án Tiến sĩ Khoa học mà ông đệ trình vào năm 1961 cũng tại Đại học Sorbonne.

Sự nghiệp và Chính trị

Vào năm 1962, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Khoa Trưởng trường Đại học Sư phạm Sài Gòn và giữ chức vụ này đến 1963, sau đó ông từ chức để phản đối cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng Phật giáo của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau ngày 1-11-1963, ông tham gia nội các lâm thời của Nguyễn Ngọc Thơ do Hội đồng quân nhân cách mạng của tướng Nguyễn Khánh thiết lập với chức vụ Tổng Trưởng Giáo dục, tuy nhiên sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30-1-1964 của Tướng Nguyễn Khánh, nội các của Nguyễn Ngọc Thơ giải tán. GS. Phạm Hoàng Hộ trở về với công tác giảng dạy tại Viện Đại học Sài Gòn.

Thành lập Viện Đại học Cần Thơ

Đề án vận động thành lập trường được trình chính phủ Việt Nam Cộng hòa tuy nhiên gặp nhiều khó khăn. Ngày 16-11-1965, Tổng bộ Văn hóa-Xã hội Sài Gòn phúc đáp cho rằng phải đến năm 1969 thì mới có thể thành lập được trường Đại học này. GS. Phạm Hoàng Hộ kiên trì vận động và đến ngày 1-3-1966 thì cuộc họp trù bị cho việc thành lập Viện Đại học Cần Thơ được diễn ra tại phòng khánh tiết tỉnh Phong Dinh.

Ngày 6-3-1965 tại hội trường Trung học Phan Thanh Giản, với sự tham gia của hơn 300 đại biểu đã tập hợp được tiếng nói của nhân dân miền Tây đối với việc thành lập ngôi trường Đại học đầu tiên ở miền Tây. Bác sĩ Lê Văn Thuấn đã đọc diễn văn khai mạc và tuyên bố xây dựng trường đại học và cam kết đảm bảo nguồn lực về con người đáp ứng yêu cầu của một trường đại học. Sự tham gia của GS. Phạm Hoàng Hộ là sự ủng hộ to lớn về uy tín về khoa học của trường đại học sắp được thành lập này. Ngày 8-3-1966, Viện Đại học Cần Thơ được thành lập, GS. Phạm Hoàng Hộ trở thành Viện trưởng đầu tiên của trường Đại học Cần Thơ.

Lúc đầu thành lập Viện Đại học Cần Thơ có bốn khoa: Khoa học, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Văn khoa, Sư phạm (có Trường Trung học Kiểu mẫu) đào tạo hệ Cử nhân, Trường Cao đẳng Nông nghiệp đào tạo hệ kỹ sư và Trung tâm Sinh ngữ giảng dạy chương trình ngọại ngữ cho sinh viên. Cơ sở vật chất của Viện Đại học Cần Thơ tọa lạc trên 4 địa điểm:
– Tòa Viện trưởng (Số 5, đại lộ Hoà Bình): là nơi tập trung các bộ phận hành chính của Viện.
– Khu I (đường 30/4): diện tích hơn 5 ha là khu nhà ở, lưu trú xá nữ sinh viên, trường Trung học Kiểu mẫu, trường Cao đẳng Nông nghiệp và nhà làm việc của các khoa.
– Khu II:(đường 3/2): diện tích 87 ha, là khu nhà học chính của trường.
– Khu III:(số 1, Lý Tự Trọng): diện tích 0,65 ha, là cơ sở đào tạo đầu tiên gồm khoa Khoa học và Thư viện.

Hai ngành Sư phạm và Nông nghiệp được đẩy mạnh phát triển, trường Cao đắng Nông nghiệp được nâng cấp thành phân khoa Nông nghiệp. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một trường chuyên nghiệp đào tạo Kỹ sư biến thành một phân khoa Nông nghiệp của Đại học, chú trọng đặc biệt đến sự phát triển tài nguyên và văn hóa miền Tây Nam phần Việt Nam. Viện cũng là nơi đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều nhà khoa học trẻ như Võ Tòng Xuân (người sau này trở thành Giáo sư nông nghiệp hàng đầu Việt Nam), Trần Phước Đường (sang Mỹ học tại Đại học Michigan State, sau trở thành Giáo sư sinh học hàng đầu Việt Nam)… về giảng dạy tại trường và có nhiều cống hiến quan trọng. Viện Đại học Cần Thơ là một trong 5 Viện Đại học đầu tiên của miền Nam Việt Nam, với sự vận động kiên trì của GS. Phạm Hoàng Hộ và GS. Nguyễn Duy Xuân, việc thành lập Viện Đại học Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Sau này GS. Nguyễn Duy Xuân về làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, trong thời gian làm Viện trưởng, GS. Nguyễn Duy Xuân đã tiến hành thực hiện giáo dục đại học theo hình thức tín chỉ tiên tiến mà các nước phương Tây đang áp dụng, với hoạt động này thì Viện Đại học Cần Thơ trở thành Đại học đầu tiên ở Việt Nam thực hiện giảng dạy theo hình thức tín chỉ. Một điều mà ngày nay các trường Đại học ở Việt Nam vẫn đang tìm tòi thực hiện theo quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo từ năm 2007.

Trở lại giảng dạy

Đầu năm 1970, GS. Phạm Hoàng Hộ mời GS. Nguyễn Duy Xuân về làm Hiệu trưởng Viện Đại học Cần Thơ, ông về Sài Gòn và tiếp tục công trình giảng dạy và nghiên cứu thực vật đến năm 1984. Sau năm 1984, GS. Phạm Hoàng Hộ sang Pháp và từ đó ông sang Canada sinh sống và tại đây ông hoàn tất công trình nghiên cứu cây cỏ Việt Nam của mình. Có thể nói ông là người đầu tiên ở Việt Nam hoàn thành công trình nghiên cứu cây cỏ miền Nam và Việt Nam, đây là công trình có tầm cỡ khoa học lớn trong nước và trên thế giới.[2][3]

Công trình nghiên cứu

Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình, ông là tác giả của nhiều sách về thực vật học Việt Nam như Rong Biển Việt Nam (1969), Tảo học (1972), Sinh học thực vật (tái bản lần thứ tư,1973), Hiển hoa Bí tử (tái bản lần thứ nhì,1975) và Cây cỏ miền Nam Việt Nam (An illustrated flora of South Vietnam: Nấm, khuyết thực vật và song tử diệp cánh rời và vô cánh; Quyển 1, 1972) và nhiều bài nghiên cứu có giá trị khác.

image004

image006

Sorry, the comment form is closed at this time.

 
%d bloggers like this: