Kỳ BK267
Posted by thuanhoa on 23/06/2017
Mời quý độc giả suy gẫm những nhận định sâu sắc của tác giả Lê Huy Trứ trong bài “Vô Úy” (No Fear!) dưới đây:
Tánh vô úy (không sợ hải, no fear) là ‘bản lai diện mục’ (bổn tính tự nhiên) của con người nhưng chúng ta vì vô minh, u muội đưa đến lo lắng, sợ hải rồi trở thành hèn nhát trước ngoại cảnh. Chúng ta để hoàn cảnh bên ngoài chi phối thần hồn, nhát thần tính làm chúng ta lo lắng, sợ hải đưa đến vô cảm, yếu hèn.
Phật Giáo không những phân tích về Vô Úy Tướng này rất là rốt ráo mà còn tìm ra được phương thức để chữa khỏi bệnh sợ hải nữa.
Làm sao đạt được vô úy, uy vũ bất năng khuất? Tôi xin đơn giản hóa: Không sở vào lo không trụ vào sợ thì sẽ nhi sinh kỳ vô úy trước mọi uy vũ. Nếu đa số chúng ta cùng làm được như vậy thì chúng ta sẽ là thượng đế, là trời như ngạn ngữ thường nói ‘ý dân là ý trời.’
Bất cứ chính quyền nào có được thiên thời, địa lợi và nhất là nhân hòa thì sẽ bình đưọc thiên hạ. Nếu chính quyền để mất lòng dân và không được dân hậu thuẫn nữa thì như lịch sử đã chứng minh sớm muộn sẽ phải bị truất phế. Mạnh Tử có câu: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
Dĩ nhiên, nói thì dễ nhưng thực hành mới khó. Tuy nhiên, nó khó không phải vì ‘ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.’ Rồi vì từ e ngại mà mắc bệnh lạnh cảm, vô cảm, lâu ngày thâm căn cốt cán, nhập tâm, trở thành hèn nhát rất khó chữa nếu không có can đảm để xét lại chính mình.
Phật Giáo có phương pháp quán tự tại, vô sở vô trụ để thấy tự tâm, kiến được cái bản lai diện mục của chính mình. Tự tánh của chúng ta đầy trí tuệ, bi trí dũng viên dung và nhất là bất khả úy. Vô úy là đức tính cần thiết của mỗi cá nhân để đối diện với phiền não của cuộc đời, tuy đạo Phật nói đời là bể khổ nhưng không phải vậy rồi bi quan, sợ hãi mà phải tự lực trực diện đối phó với nó. Từ Bi tuy đứng hàng đầu trong Phật Giáo nhưng phải đi đôi với Trí Tuệ và Anh Dũng. Như Vua Trần Nhân Tông dù đã thoái vị đi tu nhưng khi đất nước bị quân Nguyên (Mông Cổ) xâm lăng vẫn khoát chiến bào cùng dân quân, tuớng sĩ chống ngoại xâm cứu nước. Ngài đã anh dũng múa kiếm giữa trận tiền, công thành với vạn cốt khô, đưa giặt tiêu diêu cực lạc mà vẫn kiến tánh. Sau khi dành lại độc lập, ngài cởi bỏ chiến bào như ngài đã từng từ bỏ long bào, khoát áo cà sa trở về với kinh kệ.
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng
(Trần Nhân Tông)
Sau khi quân nhà Trần bị đại bại phải chạy về bến Bái Tân (sông Lục Nam,) Hưng Đạo Vương được Yết Kiêu, Dã Tượng mang thuyền nhẹ cứu thoát về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông nghe tin quân ta và Hưng Đạo Vương đại bại rất quan tâm, lo sợ cho sinh mệnh và tinh thần quyết chiến của quân dân hơn tánh mạng của chính mình. Ngài ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Đông (Hải Dương) cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn quốc sự.
Nhà vua với lòng từ bị, cảm động nói:
– Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân sự tàn hại. Trẫm không thể nào để quân dân phải hy sinh nhiều hơn nữa hay là Trẫm chịu hàng, tự ra nạp mình để cứu muôn dân?
Hưng Đạo Vương bèn tâu:
– Bệ hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức của đấng minh quân, nhưng mà tôn miếu, xã tắc thì sao?
– Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau sẽ hàng!
Lời nói trung liệt, thà chết không hàng của Hưng Đạo Vương có mãnh lực kỳ lạ làm vua tôi cùng các tướng sĩ một lòng quyết chiến để bảo vệ đất nước. Câu khích tướng, chính trị cao của vua Trần Nhân Tông đã như một khích lệ Hưng Đạo Vương thay vì quở trách bại trận. Từ giờ phút đó, vua tôi, tướng sĩ, dân quân chỉ có một con đường, đó là quyết thắng giặc Nguyên!
Tuy nhiên vận nước lúc ấy nguy như trứng chồng. Quân dân ta lúc đầu tổn thất nặng nề vì thế giặc rất mạnh, làm quân ta liên tiếp đại bại. Thượng tướng quân Trần Bình Trọng từ Thiên Trường đem quân ra đánh quân Nguyên đóng ở Đa Mạc (Hưng Yên) bị giặc vây bắt, đã oanh liệt hy sinh. Khi bị giặt bắt sống và chiêu hàng, Trần Bình Trọng thà chết hùng hơn hàng nhục trả lời:
“Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.”
Sau đây là đức tính bi trí dũng và vô úy của đại danh tướng: “Trong trận Vân Đồn năm 1287, Trần Khánh Dư đại thắng, cướp phá hết những thuyền lương thực của giặc. Bọn binh sĩ Nguyên đang đóng ở Vạn Kiếp xôn xao lo sợ. Thoát Hoan đành quyết định lui quân để bảo toàn lực lượng, sai các tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp dẫn thuỷ quân rút trước theo đường sông Bạch Đằng. Nhưng trong việc binh vẫn thường có tình trạng “tiến vào đã khó, rút ra còn khó hơn.”
Hưng Đạo Vương nhanh chóng quyết định kế hoạch cho trận đánh Bạch Đằng, sai đóng cọc nhọn đầu xuống lòng sông, bố trí thuỷ binh và phục binh. Đồng thời sai các tướng Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa dẫn quan mai phục ở Lạng Sơn, chặn đường rút chạy của giặc.
Khi nghe tin thuỷ quân Ô Mã Nhi đã sắp kéo vào sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương bèn hô toàn thể quân sĩ chỉ xuống sông Hoá (thuộc Thái Bình) mà thề rằng:
– Trận này mà không phá xong giặc Nguyên thì không về đến sông này nữa!
Kỳ diệu thay, câu thề thiêng liêng đã khiến toàn thể quân sĩ bừng sôi tinh thần diệt giặc.
Vì sông Hoá lúc ấy vào mùa nước cạn nên Hưng Đạo Vương cho con voi chiến của mình lội qua sông. Chẳng may lội đến giữa sông thì voi bị sa lầy không sao nhúc nhích được nữa. Thấy thế, nam phụ lão ấu trong làng đổ ra tìm đủ mọi cách như bắc ván, lót rơm… để giúp voi qua sông nhưng rốt cuộc đều không kết quả. Việc binh như lửa, không thể chậm trễ, Hưng Đạo Vương đành quyết định bỏ voi lại. Con voi khôn ngoan tội nghiệp cứ nghểnh đầu trông theo vị chủ tướng và ứa nước mắt. Hưng Đạo Vương không khỏi mủi lòng đến nỗi nước mắt vương cũng ứa ra. Nhưng không thể để cho những tình cảm uỷ mị làm mềm lòng quân sĩ trước một trận chiến mang tính chất quyết định, vương bèn nói những lời đanh thép để trấn an và khích lệ quân sĩ:
– Ta thương là thương con voi trung với nước và có nghĩa với ta, chứ không phải ta lo sợ có sự gì bất tường (điềm gở) đâu! Ta nói cho các ngươi biết: trong quân sĩ nếu ai để cho lòng nao núng thì hãy trông thần kiếm của ta đây!
Nói đoạn, vương lập tức ra lệnh cho quân sĩ tiếp tục lên đường đến hội với các cánh quân khác tại sông Bạch Đằng để làm nên một chiến công oanh liệt, quét sạch giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi.” (LỜI THỀ SÔNG HOÁ)
Vô úy cũng là đức tính cần thiết của người dân để đối diện với sự cai trị dựa trên uy vũ, độc tài. Người dân trong một quốc gia tự do không sợ hải chính phủ của mình nhưng ngược lại một chính phủ độc tài phải sợ lòng dân.
Nguyễn Phi Khanh: Chưa trả thù nhà, đền nợ nước/Làm sao cho xứng mặt nam nhi ?
Nguyễn Trãi: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Tôi xin trích dịch vài danh ngôn của những vĩ nhân về cái bệnh hèn của đa số nhân loại:
“Le monde souffre enormément, non pas à cause de la violence des gens malsains mais à cause du silence des gens braves.” Napoléon Bonaparte (1769-1821)
Bài mới: Kỳ BK267 – Bài DVSN267 – Phiếm CP267
Mời đọc bài Đọc Vui và Suy Nghĩ mới nhất: “Bài DVSN267”, trong mục Các Bài mới nhất.
Mời độc giả giải: Sudoku BSU267, Ô Chữ BOC267 và các bài Toán Vui BTV267a, BTV267b, trong bài Đọc Vui và Suy Nghĩ DVSN267 kỳ nầy.
Mời xem Lời Giải của: Sudoku BSU266, Ô chữ BOC266, Toán vui BTV266a, BTV266b của kỳ trước BK266 trong DVSN267 kỳ này.
Mời đọc Chuyện Phiếm mới nhất: “Phân số Ai cập, trong mục Các Bài mới nhất.
Mời giải Bài Ô chữ Việt Nam có dấu mới nhất: “Bài OCD247 và NN-50” trong mục Thực tập Ô Chữ Việt Nam có dấu.
Mời xem Lời Giải của Bài Ô chữ VN có dấu: “Bài OCD246 và NN-49” trong OCD247 và NN-50
Mời ôn lại các Quy luật Sudoku trong mục SU – Sudoku Quy luật.
Mời thực tập giải bài Sudoku mới nhất: “Bài GU153” trong tiểu mục SUDOKU Thực tập
Mời thực tập giải bài Sudocalc (KenKen) mới nhất: “Bài SDC054” với 2 khung Sudocalc SDC054A và SDC054B, kích thước 5×5 và 6×6, trong tiểu mục SUDOCALC Thực tập.
Mời xem Lời Giải của SUDOCALC “Bài SDC053” trong Bài SDC054.
Mời đọc và góp ý các Kết quả Nghiên cứu mới nhất trong mục Kết quả Nghiên cứu .
Bạn cần hiểu biết, cần phiên dịch về từ ngữ, bạn cần tra cứu về ngày, giờ, dương lịch, âm lịch, đất nước, con người; bạn thường âu lo về sức khoẻ, thực phẩm, bịnh tật, y tế; bạn cần tìm mẹo vặt để giải quyết nhanh chóng mọi việc trong gia đình, ….. Xin đừng quên tham khảo mục “Từ Điển – Tra Cứu”, mục “Sức khoẻ – Y học” và mục “Mẹo Vặt Sưu Tầm”., trong mục Các Bài mới nhất.
Sorry, the comment form is closed at this time.