ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ

Cổ vũ lòng yêu thích các trò chơi hữu ích cho sự luyện tập trí óc trong cộng đồng người Việt

Phân Ưu GS Nguyễn Văn Hoàng

Posted by thuanhoa on 09/05/2018



image002


Được tin buồn

Giáo Sư Nguyễn Văn Hoàng

Cựu giáo sư Đại Học Khoa Học Saigon

Đã mệnh chung ngày 4 tháng 5 năm 2018 tại Virginia, Hoa Kỳ

Hưởng Thọ: 93 tuổi


Chúng tôi xin thành thật phân ưu cùng
bà giáo sư Nguyễn Văn Hoàng và tang quyến.
Cầu chúc hương linh Giáo Sư sớm được siêu sinh về
Tây Phương Tịnh Độ.


Một số cựu đồng sự và sinh viên Đại Học Khoa Học Saigon

Hà Ngọc Kim Anh, Nguyễn Thị Phương Anh, Cao Xuân An, Đỗ Ngọc Bách, Bùi Huy Bình, Vũ Duy Chân, Trần Hữu Chí, Huỳnh Văn Công, Nguyễn Trút Đỉnh, Phạm Hữu Hiệp, Phạm Khắc Hàm, Võ Thế Hào, Hồ Văn Hoà, Nguyễn Thị Ngọc Hồ, Hoàng Lê Hùng, Lưu Thanh Lâm, Tôn Thất Long, Trần Như Long, Lê Văn Mão, Phùng Trung Ngân, Trần An Nhàn, Đỗ Hữu Phước, Đỗ Minh Tiết, Nguyễn Đức Tiến, Nguyễn Hữu Tính, Lê Thị Thu Vân, Đinh Quốc Vượng, Lưu Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Thu Hà, Ngô Duy Chu, Trương Thiệu Hùng, Vũ Duy Phách, Nguyễn Thúy Dung, Chu Ngọc Thủy, Đỗ Quang Thọ, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Đặng Hồng Tiệm, Phạm Thi Tuân, Trần Quang Khảo, Trịnh Toàn, Nguyễn Thị Thanh Hương, Lê Trọng Minh, Phan Thanh Long, Hà Đức Long.

Riêng trang nhà ĐỌC VUI & SUY NGHĨ, Thuận Hoà xin có lời chia buồn cùng tang quyến và cầu nguyện cho hương linh của GS Nguyễn Văn Hoàng sớm về cõi Tây Phương Tịnh Độ.

Thân kính mời quí độc giả đọc bài viết của GS Cao Xuân An “Kỷ niệm về GS Nguyễn Văn Hoàng”.


Thày Nguyễn Văn Hoàng đã ra đi. Vẫn biết là sinh lão bệnh tử, đời người ai cũng trải qua, thày cũng đã 93 tuổi, đã quy y, có pháp danh, đã có chắt, theo tục lệ xưa, tang lễ đã có khăn vàng.
Nhưng trong lòng tôi thấy bâng khuâng trống trải. Nguyên nhân không đâu xa, chỉ vì thày Hoàng là niên trưởng, và như có bạn đã nói, là một cây đại thụ của trường đã ngả xuống.
Trước khi vào dạy tại Đại Học Khoa Học Saigon, thày Hoàng tốt nghiệp Hóa học ở Bordeaux (Pháp). Về nước rất sớm, khoảng năm 1956, sau GS Nguyễn Quang Trình, cùng thời với GS Từ Ngọc Tỉnh. Khi ấy trường còn nhiều GS người Pháp, về Hóa học có GS Hagenmuller. Hai năm sau GS Lê Văn Thới, cũng ở Đại Học Bordeaux hồi hương, làm Khoa Trưởng và Trưởng ban Hóa học. Thày Hoàng và thầy Thới cộng tác rất chặt chẽ, xây nền móng cho việc nghiên cứu về Hóa học tại trường. Thày Hoàng là một trong số những người người đầu tiên, cùng với cô Nguyễn Ngọc Sương và thày Nguyễn Thanh Khuyến, hoàn thành luận án Tiến Sĩ Quốc Gia tại Đại học Khoa Học Saigon.
Thày Hoàng, tính tình vui vẻ, hiền hoà, dễ mến, nếu không gọi là xuề xòa, hầu như không thích tranh cãi. Trí nhớ rất tốt, kể lại những chuyện xưa với những chi tiết rất chính xác. Tôi còn nhớ năm 1960 vào học MPC với thày về môn Chimie Organique, khi ấy còn chuyển ngữ tiếng Pháp, mà tôi ở trường Việt lên, đã phải ngạc nhiên nếu không nói là chật vật với vị giáo sư không nhìn bài sọan, tay mặt viết bảng, tay trái cầm khăn lau, thao thao bất tuyệt, mới viết đã xóa, sau một giờ học, về đếm lại thấy 28 trang vở viết nguệch ngoạc. Cũng may kỳ thi MPC đã suông sẻ trôi qua. Sau này vào trường làm việc trong ban Vật Lý ở tầng trệt, ban Hóa học ở lầu trên, vẫn thường gặp thày.
Thày Hoàng người dong dỏng cao, bước đi nhanh nhẹn. Sức khỏe rất tốt, sau này đã sang Pháp nhiều lần. Thường liên hệ với các anh Nguyễn Trút Đỉnh và Lưu Thanh Lâm. Anh Đỉnh thường tổ chức gặp gỡ mỗi khi thày sang. Anh Lâm thường gọi thăm thầy, hay nói chuyện dài, và lần chót thày đã cắt ngắn câu chuyện nên anh Lâm đã lưu ý ngay là thày không khỏe. Và tìm mọi cách liên hệ để biết tin.
Theo gia đình cho biết trong những ngày cuối thày còn rất minh mẫn tỉnh táo, lúc ra đi rất nhẹ nhàng.
Là một trong những người đầu tiên mở mang trường Đại Học Khoa Học, thày đã đào tạo nhiều lớp sinh viên. Rất tận tâm, thày Hoàng đã để lại nhiều kính mến trong lòng học trò cũng như đồng sự, chẳng những trong ban Hóa học mà cả trong trường. Trang chia buồn của KHSG có rất nhiều ghi bút về thày.
Tháng sáu năm 2012 trong đêm Hội Ngộ Paris của ĐHKHSG, hàng trăm người từ khắp nơi tề tựu, thày Hoàng [sinh ngày 24-4-1925] 87 tuổi là người cao niên nhất. Nhưng khi ấy ở Việt Nam còn GS Nguyễn Chung Tú 90 tuổi. Năm 2014 thày Tú mất đi, thày Hoàng trở thành niên trưởng từ đó đến nay.
Thêm một giáo sư kỳ cựu, một bậc huynh trưởng đã khuất, một cái mốc thời gian đã nhổ đi. Mới vài tháng trước đây thôi, có những chi tiết trong trường cần kiểm lại để viết bài Ngày Xuân hồi tưởng về Khoa Học Đại Học Đường, tôi đã phải hỏi thày Hoàng.
Nay còn đâu !
CXA, Paris 11-05-2018

image002.jpg
                         Hình Hội Ngộ ĐHKHSG tại Paris ngày 30-06-2012.

 

Sorry, the comment form is closed at this time.

 
%d bloggers like this: