Bài DVSN134
ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ
Kỳ: BK134 – Bài: DVSN134
SUDOKU: Điền số (1..9) vào các ô trống sao cho các hàng, các cột và các khối 3×3 đều chứa tất cả các số từ 1 đến 9 (không trùng nhau).
Ô CHỮ KHÔNG DẤU : Quy ước
(a) Các chữ viết liền nhau, không kể khoảng cách và các dấu ngăn
(b) Không kể các dấu thanh điệu: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng
(c) Chỉ giữ lại dạng gốc của những mẫu tự biến dạng từ gốc:
a, ă, â => a; e, ê => e; o, ô, ơ => o; u, ư => u; d, đ => d
Thí dụ: ôn tập => ONTAP; đặc điểm => DACDIEM; Can-xi => CANXI
Hướng dẩn BOC134:
TOÁN VUI
BTV134a – Có một tháng bắt đầu bằng Thứ Ba và kết thúc cũng bằng Thứ Ba . Hỏi vậy tháng đó là tháng mấy?
BTV134b – Giáo sư Tài có 2 đồng hồ treo tường chạy rất đúng giờ. Tối qua, khi một cơn giông mạnh khủng khiếp làm rung chuyển căn nhà, 2 đồng hồ đó ngưng lại cùng một lúc rồi bắt đầu chạy lại cũng cùng một lúc. Đến sáng, khi nhìn 2 đồng hồ, giáo sư ngạc nhiên thấy một chiếc vẫn chạy thuận chiều như cũ và chỉ 6.50 còn chiếc kia lại chạy ngược chiều và chỉ 8.20. Hỏi vậy: 2 chiếc đồng hồ ngưng chạy lúc nào?
LỜI GIẢI: Kỳ BK133
BTV133a:
Trong hệ thống cơ số 2, số lẻ (sau phần nguyên) được biểu diễn bằng những luỹ thừa có số mũ âm của 2, thí dụ:
1/2 = 1×2-1, 1/4 = 1×2-2, 1/8 = 1x 2-3, …
=> 21.5 = 21 + 0.5 = 21 + 1/2 = 21 + 1×2-1
=> (21.5)10 = 21 + 1×2-1 = (10101)2 + 1×2-1 = (10101.1)2
Dấu chấm dùng để phân cách phần nguyên và phần lẻ.
Câu hỏi thêm: Viết số thập phân (21.25) trong hệ thống cơ số 2?
BTV133b:
Mỗi giờ 2 xe lửa gần nhau 30 + 30 = 60km.
Vì khoảng cách lúc đầu là 2 km nên 2 xe lửa đụng nhau sau:
60 phút x 2 / 60 = 2 phút
Trong 2 phút đó, ruồi đã bay được:
60km x (2/60) = 2 km
Tóm lại: khi 2 xe lửa đụng nhau thì ruồi đã bay được 2 km.
______________________________
Xem các lời giải kỳ tới BK135