Bài DVSN153
ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ
Kỳ: BK153 – Bài: DVSN153
SUDOKU: Điền số (1..9) vào các ô trống sao cho các hàng, các cột và các khối 3×3 đều chứa tất cả các số từ 1 đến 9 (không trùng nhau).
Ô CHỮ KHÔNG DẤU : Quy ước
(a) Các chữ viết liền nhau, không kể khoảng cách và các dấu ngăn
(b) Không kể các dấu thanh điệu: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng
(c) Chỉ giữ lại dạng gốc của những mẫu tự biến dạng từ gốc:
a, ă, â => a; e, ê => e; o, ô, ơ => o; u, ư => u; d, đ => d
Thí dụ: ôn tập => ONTAP; đặc điểm => DACDIEM; Can-xi => CANXI
Hướng dẩn BOC153
TOÁN VUI
BTV153a – Bạn có một mảnh giấy hình vuông ABCD và chỉ một cái kéo, không có viết, thước và compa. Làm sao bạn cắt ra được một hình bát giác đều từ mảnh giấy đó?
BTV153b – Ông chủ quán có một hủ lớn đựng 20 lit rượu và 2 hủ trống dung tích 3 lit và 5 lít. Làm sao ông chủ quán chiết ra được 4 lít rượu để bán cho khách?
LỜI GIẢI: Kỳ BK152
BTV152a:
Nhiều người trả lời sai là xác suất đó bằng ½. Thật ra, xác suất đúng là 1/3! Tại sao?
Thảy 2 đồng tiền, có 4 trường hợp có thể xảy ra là:
HH HC CH CC (H: Hình, C: Chữ)
Loại trường hợp CC ra vì 1 đồng tiền đã có mặt Hình, còn lại 3 trường hợp có thể xảy ra.
Do đó, xác suất để đồng tiền còn lại có mặt Hình là 1/3.
BTV152b:
Các số chính phương gồm 2 con số có: 16, 25, 36, 49, 64, 81
Các số lập phương gồm 3 con số có: 125, 216, 343, 512 và 729
Các số chính phương gồm 2 con số nối đuôi nhau (Số ở hàng đơn vị của số trước là số ở hàng chục của số sau) gồm có:
16, 64, 49 => D = 1, E = 6, F = 4, G = 9 => D x E x F x G = 216
36, 64, 49 => D = 3, E = 6, F = 4, G = 9 => D x E x F x G = 648
81, 16, 64 => D = 8, E = 1, F = 6, G = 4 => D x E x F x G = 182
Trong 3 số 216, 648 và 182 chỉ 216 = 63 là 1 số lập phương.
Tóm lại: Số điện thoại phải tìm là: 216-1649
___________________________________
Xem các lời giải kỳ tới BK154