Bài DVSN248
ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ
Kỳ: BK248 – Bài: DVSN248
SUDOKU: Điền số (1..9) vào các ô trống sao cho các hàng, các cột và các khối 3×3 đều chứa tất cả các số từ 1 đến 9 (không trùng nhau).
Ô CHỮ KHÔNG DẤU : Quy ước
(a) Các chữ viết liền nhau, không kể khoảng cách và các dấu ngăn
(b) Không kể các dấu thanh điệu: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng
(c) Chỉ giữ lại dạng gốc của những mẫu tự biến dạng từ gốc:
a, ă, â => a; e, ê => e; o, ô, ơ => o; u, ư => u; d, đ => d
Thí dụ: ôn tập => ONTAP; đặc điểm => DACDIEM; Can-xi => CANXI
Hướng dẩn BOC248
TOÁN VUI
BTV248a – Một chiếc xe lửa dài ½ km, chạy thử nghiệm với vận tốc ¼ km/giờ vào một đường hầm dài 1km. Hỏi vậy: xe lửa phải mất bao lâu mới ra khỏi đường hầm?
BTV248b – Học trò trong lớp thầy Tâm phân nửa có họ Nguyễn, một phần tư có họ Lê, một phần bảy có họ Trần và có 3 đứa có họ Đàm. Hỏi vậy lớp thầy Tâm có bao nhiêu học trò? Không giải bằng đại số.
LỜI GIẢI: Kỳ BK247
BTV247a:
Phân tích 1617 thành thừa số nguyên tố: 1617 = 3 x 72 x 11
Tuổi của 2 cha con có thể là: 33 và 49, 21 và 77 và các kết quả khác không hợp lý
Con 33 và cha 49 cũng không hợp lý vì cha con không thể (theo luật) chỉ cách nhau có 16 tuổi.
Kết quả hợp lý nhất nhận được là:
Con: 21 tuổi và Cha:77 tuổi
BTV247b:
Nếu giải theo cách đại số, ta phải tìm đáp số cho 3 ẩn số, rất phức tạp.
Bằng cách lý luận ngược thì đơn giản hơn.
Sau ván thứ 3, mỗi bạn có $240.
Giả sử Can thua ván thứ ba => Sau ván thứ hai, số tiền của An, Bình và Can bằng:
An: $120 Bình: $120 Can: $240 + $120 + $120 = $480
Bình thua ván thứ hai => Sau ván thứ nhất, số tiền của An, Bình và Can bằng:
An: $60 Can: $240 Bình: $120 + $60 + $240 = $420
An thua ván thừ nhất => Trước khi vào cuộc, số tiền của An, Bình và Can bằng:
Can: $120 Bình: $210 An: $60 + $120 + $ 210 = $390
Tóm lại, ta có thể kết luận:
Người thua ván thứ nhất có $390
Người thua ván thứ hai có $210
Người thua ván thứ ba có $120
_______________________________
Xem các lời giải kỳ tới BK249