Bài DVSN249
ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ
Kỳ: BK249 – Bài: DVSN249
SUDOKU: Điền số (1..9) vào các ô trống sao cho các hàng, các cột và các khối 3×3 đều chứa tất cả các số từ 1 đến 9 (không trùng nhau).
Ô CHỮ KHÔNG DẤU : Quy ước
(a) Các chữ viết liền nhau, không kể khoảng cách và các dấu ngăn
(b) Không kể các dấu thanh điệu: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng
(c) Chỉ giữ lại dạng gốc của những mẫu tự biến dạng từ gốc:
a, ă, â => a; e, ê => e; o, ô, ơ => o; u, ư => u; d, đ => d
Thí dụ: ôn tập => ONTAP; đặc điểm => DACDIEM; Can-xi => CANXI
Hướng dẩn BOC249
TOÁN VUI
BTV249a – Có 3 đồng hồ có kim chỉ 4 giờ đúng, 5 giờ đúng và 8 giờ đúng. Bác thợ nói là trong 3 đồng hồ đó, có 1 cái chạy trể 2 giờ, 1 cái chạy trể 3 giờ và 1 cái chạy sớm 1 giờ. Hỏi giờ lúc bác thợ nói là mấy giờ?
BTV249b – Hai chị em Ánh và Tuyết cùng bán cam ở chợ. Hôm thứ Hai, Ánh bán 2 trái $3 và bán được 30 trái, được $45. Tuyết bán 3 trái $4 và bán được 30 trái được $40. Hôm thứ Ba, hai chị em góp cam lại và bán 5 trái $7, và bán được 60 trái, được $84, thay vì $85 nếu bán riêng rẻ như hôm thứ Hai. Mời bạn giải thích.
LỜI GIẢI: Kỳ BK248
BTV248a:
Đầu xe lửa qua đường hầm dài 1km với vận tốc ¼ km/giờ mất 4 giờ.
Khi đầu xe lửa ra khỏi đường hầm thì đuôi xe lửa còn cách cửa ra đường hầm ½ km.
Với vận tốc ¼ km/giờ, đuôi xe lửa ra khỏi cửa đường hầm phải mất thêm 2 giờ.
Tóm lại: xe lửa hoàn toàn ra khỏi đường hầm trong 6 giờ.
BTV248b:
Số học trò phải chia đúng cho 4 và cho 7, nên phải là 1 bội số chung của 4 và 7.
=> Số học trò có thể là 28 (= 4×7) hay 56. Các bội số khác không hợp lý.
Nếu số học trò là 56 => Họ Nguyễn: 28, họ Lê: 14, họ Trần: 8
=> Tổng số học sinh: 28 (Nguyễn) + 14 (Lê) + 8 (Trần) + 3 (Đàm) = 53
=> Không nhận được
Nếu số học trò là 28 => Họ Nguyễn: 14, họ Lê: 7, họ Trần: 4
=> Tổng số học sinh: 14 (Nguyễn) + 7 (Lê) + 7 (Trần) + 3 (Đàm) = 28
=> Nhận được
Tóm lại: lớp thầy Tâm có 28 học sinh.
________________________________
Xem các lời giải kỳ tới BK250