ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ

Cổ vũ lòng yêu thích các trò chơi hữu ích cho sự luyện tập trí óc trong cộng đồng người Việt

Bài DVSN276

 

ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ

Kỳ:  BK276  –  Bài:  DVSN276



SUDOKU:   Điền số (1..9) vào các ô trống sao cho các hàng, các cột và các khối 3×3 đều chứa tất cả các số từ 1 đến 9 (không trùng nhau).

Ô CHỮ KHÔNG DẤU : Quy ước
(a) Các chữ viết liền nhau, không kể khoảng cách và các dấu ngăn
(b) Không kể các dấu thanh điệu: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng
(c) Chỉ giữ lại dạng gốc của những mẫu tự biến dạng từ gốc:

a, ă, â => a;   e, ê => e;   o, ô, ơ => o;   u, ư => u;   d, đ => d

Thí dụ: ôn tập => ONTAP; đặc điểm => DACDIEM; Can-xi => CANXI





Hướng dẩn BOC276



TOÁN VUI

BTV276a – Giai thừa n, ký hiệu n!, bằng n x (n-1) x (n-2) x …… x 3 x 2 x 1.
Chứng minh:
a)   (3!)(5!)(7!) = 10!
b)   (4!)(23!) = 24!

BTV276b – Ba anh em sinh ba Phúc, Vạn và Lợi dều là con trai giống nhau như đúc, đang ngồi gần nhau trên ghế dài. Tuy cùng sinh ba nhưng tính nết của 3 anh em lại khác nhau: Phúc luôn luôn nói thật, Vạn luôn luôn nói dối còn Lợi khi thì khi nói thật khi nói dối.
Ông khách hỏi cậu ngồi bên trái: “Anh ngồi giữa tên gì?” và được trả lời là: “ Dạ, tên Phúc”.
Ông khách hỏi cậu ngồi ở giữa: “Anh tên gì?” và được trả lời là: “Dạ, tên Lợi”.
Ông khách hỏi cậu ngồi bên phải: “Anh ngồi giữa tên gì?” và được trả lời là: “Dạ, tên Vạn”.

Xin hỏi: ông khách biết được tên của 3 anh em đang ngồi trên ghế dài hay không?

LỜI GIẢI: Kỳ BK275



BTV275a:
Ba Tý đào xong cái hố trong 12 giờ.
=> Trong 8 giờ làm chung với Tý, Ba Tý đào được 8/12 = 2/3 cái hố.
=> Trong 8 giờ làm chung với Ba Tý, Tý đào được 1 – 2/3 = 1/3 cái hố
=> Khả năng đào đất của Tý chỉ bằng ½ khả năng của Ba Tý.
Nếu Ba Tý mất 12 giờ mới đào xong cái hố thì Tý phải mất 24 giờ .

BTV275b:
Gọi abc, def và ghk là 3 số đã cho => abc + def + ghk = 1665 (1)
c + f + k tận cùng bằng 5.
Vì c + f + k ≥ 1 + 2 + 3 = 6 và c + f + k ≤ 7 + 8 + 9 = 24 nên c + f + k = 15
(1) => 10(ab + de + gh) + c + f + k = 10(ab + de + gh) + 15 = 1665
=> 10(ab + de + gh) = 1650 => ab + de + gh = 165 (2)
Tương tự như trên, b + e + h = 15 (3)
(2) => 10(a + d + g) + b + e + h = 10(a + d + g) + 15 = 165
=> 10(a + d + g) = 150 => a + d + g = 15 (4)
Nếu đọc ngược 3 số đã cho, ta có tổng số:
cba + fed + khg = 100( c + f + d) + 10(b + e + h) + a + d + g
Tất cả các biểu thứ trong dấu ngoặc đều bằng 15
=> cba + fed + khg = 100×15 + 10×15 + 15 = 1665

Tổng số của 3 số khi đọc ngược cũng bằng 1665 như khi đọc xuôi.

_________________________________
Xem các lời giải kỳ tới BK277

 
%d bloggers like this: