ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ

Cổ vũ lòng yêu thích các trò chơi hữu ích cho sự luyện tập trí óc trong cộng đồng người Việt

Giới thiệu sách ‘Mathematical Chess’ của Tiến sĩ George Ho

 

(Đăng trong Petrus Ký Website)


Tiến sĩ George Ho, tên Việt Hồ văn Hoà, là cựu học sinh trung học Trương Vĩnh Ký từ năm 1952 đến năm 1959. Ông tốt nghiệp ban Toán trường Đại học Sư phạm Saigon năm 1962, đổ Cử nhân Toán năm 1965 và Tiến sĩ Khoa học năm 1975 tại Đại học Khoa học Saigon. Ông dạy Toán tại trung học Hồ ngọc Cẩn, Gia Định trong 7 năm, sau đó là giảng sư trong ban Nguyên tử, phân ban Vật lý lý thuyết, của Đại học Khoa học Saigon cho đến khi sang Úc năm 1980.

Khi định cư ở Úc, ông nhận xét thấy trình độ Toán của học sinh Úc càng ngày càng xuống dốc so với trình độ quốc tế : từ năm 2011, cấp lớp 4 Toán từ hạng 18 tuột xuống hạng 28 năm 2015, cấp lớp 8 Toán từ hạng 12 tuột xuống hạng 17 năm 2015 ( theo báo cáo TIMSS 2015). Với học sinh ở cấp tuổi 15, Australia ở hạng 25 với 494 điểm, kém xa một số nước Á châu như Singapore (564), Hong Kong (548), Macao (544), Taiwan (542), Japan (532), Korea (524) (theo báo cáo PISA 2015).

Một vài lý do đưa đến sự trì trệ của trình độ Toán của học sinh Úc là:

(i)  sự phát triển của kỹ nghệ điện tử với khả năng thực hiện nhiều phép tính phức tạp,
(ii)  sự phát triển của các trò chơi điện tử làm học sinh mất hứng thú khi học toán, v
(iii)  sự thiếu sót một trò chơi có tính cách giáo dục, nhiều thử thách, ganh đua, và thích thú đủ để lôi cuốn sự chú ý của học sinh.

Đó là những động lực giúp Tiến sĩ Hoà khám phá ra trò chơi ‘Mathematical Chess’ hay ‘Cờ Toán học’. Khác với Cờ Tướng (Chinese Chess) và Cờ Tây (European Chess) với những con cờ không liên quan gì với Toán học, Cờ Toán học sử dụng các chữ số với các phép tính làm các con cờ. Cờ Toán học có đầy đủ các lợi ích mà Cờ Tướng và Cờ Tây có, là: luyện tập trí nhớ, óc suy luận, phân tích, nhận xét, lòng kiên trì, hoạch định kế hoạch, giải quyết khó khăn. Hơn nữa, Cờ Toán học còn có một lợi ích khác là giúp phát triển những kỹ năng toán số như tính toán, tính nhanh, tính nhẩm. Đặc biệt đối với học sinh ở Úc, Cờ Toán học là một trò chơi rất hữu ích vừa để giải trí vừa để đạt được kết quả tốt về môn thi Numeracy (Kỹ năng Toán số) trong các kỳ thi trắc nghiệm NAPLAN ở các cấp lớp 5, 7, và 9.

Cờ Toán học là một trò chơi với hai người, có tính cách giáo dục và giải trí. Bàn cờ là một bảng vuông có 9 đường ngang và 9 đường dọc cách khoảng nhau. Các con cờ gồm mười chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. 8, 9 và sáu phép tính: Cộng, Trừ, Nhân, Chia, Lũy thừa (Bình phương và Lập phương), và Căn số (Căn số bậc 2 và Căn số bậc 3). Cờ Toán học có 10 Định nghĩa và 12 Điều lệ mà người chơi phải tuân theo.

Hình bìa và lời nói đầu trong sách Mathematical Chess như sau:

Mathematical chess is a two-player educational and entertaining game played on ten digit pieces (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) and six operator pieces (addition, subtraction, multiplication, division, power, and root). The chessboard is a grid made up of nine vertical and nine horizontal lines. It is flexible and suitable for all students from middle and high schools to universities.
The excessive use of electronic calculators and games has caused a negative impact on the alertness of the minds and the numerical abilities of students at all levels. Dr Ryan said, ‘In numeracy, the young teenage student in 2003 was approximately a quarter of a grade level behind his or her counterpart in 1964.’ This was reported in the article ‘Grade Worse Than in 1960s’ (SMH, 11 February 2008).
Students love challenges and competitions. Dr Robert C. Ferguson writes, ‘A learning environment organised around games has a positive effect on students’ attitudes towards learning’ (‘Teacher’s Guide: Research and Benefits of Chess’, 11 October 2006).
The above statements drive the implementation of this mathematical chess game. Like European chess and Chinese chess, mathematical chess teaches strategy planning, problem-solving, memory improvement, decision-making, concentration, perseverance, observation, analysis, and organisation skill. Mathematical chess itself also promotes numerical abilities, mental alertness, and speedy calculation.
The numeracy performance of students in many countries has not improved since 1960, not because of the incompetence of the teachers, but because an educational game interesting and challenging enough to attract students’ attention did not exist. Mathematical chess can help resolve this drawback.
The author’s dream is to see mathematical chess become a popular game in all middle and high schools, and to see the love and passion of mathematics flowering in the minds of young people around the world.
________________________________________________________________________

Author’s Contact:
Dr George Ho,
Mobile: (+61) 0421 366 586,
Email: gho6724@gmail.com

 
%d bloggers like this: