ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ

Cổ vũ lòng yêu thích các trò chơi hữu ích cho sự luyện tập trí óc trong cộng đồng người Việt

OCD001 – Phân biệt Ô chữ Việt Nam không dấu và có dấu



Kể từ tháng 7 năm 2013, Việt Luận giới thiệu với độc giả hai loại Ô Chữ Việt Nam: Ô Chữ Việt Nam không dấu trong số báo Thứ Sáu và Ô Chữ Việt Nam có dấu trong số báo Thứ Ba.

Nhiều độc giả vì quen chơi Ô Chữ VN không dấu xuất hiện sớm từ năm 2011 nên lẫn lộn giữa hai kiểu Ô Chữ, quên cả những điều kiện căn bản về dấu của Ô Chữ VN có dấu.

Thuận Hoà xin mượn cột báo nầy để trình bày sơ lược tính chất và điều kiện của hai loại Ô Chữ thông dụng nói trên.

Ô Chữ Việt Nam không dấu

Ô Chữ Việt Nam không dấu dựa vào một số quy ước sau đây:

Q1: Không có các dấu thanh âm:

Sắc (như á), dấu Huyền (như à), dấu Hỏi (như ả), dấu Ngã (như ã)
và dấu Nặng (như ạ).

Q2: Không có các mẫu tự biến thể.

Các mẫu tự biến thể được thay bằng mẫu tự gốc của chúng.

a, ă, â được thay bằng mẫu tự gốc “a”
o, ô, ơ được thay bằng mẫu tự gốc “o”
e, ê được thay bằng mẫu tự gốc “e”
u, ư được thay bằng mẫu tự gốc “u”
d, đ được thay bằng mẫu tự gốc “d”

 

Thuận lợi:

a) Tác giả có nhiều cách để chọn chữ.
b) Tác giả có thể tránh những chữ khó giúp cho người chơi Ô Chữ dễ thành công.
c) Người chơi không cần thắc mắc về vấn đề “hỏi hay ngã” , “o hay ô”, …
d) Khung Ô Chữ có ít ô đen giúp cho Ô Chữ được sáng sủa.

Bất lợi:

Vì không dấu, nên lời giải của Ô Chữ VN không dấu không cho thấy ý nghĩa của
những chữ đã điền vào các ô trống. Đó là lý do tại sao bên cạnh lời giải của một Ô Chữ
VN không dấu, phải có một bảng trình bày các chữ đã điền trên các hàng và cột của Ô
chữ. Xem một thí dụ trong Hính 1 dưới đây:

Ô Chữ Việt Nam có dấu

Trong Ô Chữ VN có dấu,

a) Quy ước về các mẫu tự trong các ô.

Các mẫu tự điền vào một ô nào đó phải giống nhau (kể cả dấu nếu có) theo hàng ngang và hàng dọc, thí dụ một ô chứa mẫu tự ã theo hàng ngang thì ô đó theo chiểu dọc cũng chứa mẫu tự ã.

b) Quy ước về dấu trên các ngyên âm.

Trường hợp 2 nguyên âm không đi trước một phụ âm, dấu phải nằm trên nguyên âm là âm chính của chữ, thí dụ: hoà (âm của chữ là âm của a nên dấu phải nằm trên chữ a), thuỷ (âm của chữ là âm của y nên dấu phải nằm trên chữ y), tủa, lửa, ảo, …
Trường hợp 2 nguyên âm đi trước một phụ âm, dấu phải ở trên nguyên âm thứ hai.
Thí dụ: tường, loạn, nước, toàn, ước, toát, hoãn, loét, ….
Trường hợp 3 nguyên không đi trước 1 phụ âm, dấu trên nguyên âm giữa, thí dụ: cười, hoài, khiếu, khuấy, tiểu, …..
Trường hợp 3 nguyên âm đi trước một phụ âm, dấu phải ở trên nguyên âm thứ ba,
thí dụ: thuyết, tuyệt, chuyển, luyện, …

c) Dấu Sắc thừa: có hay không cũng được. Thí dụ: Tác = Tac, Ác = Ac, Át = At, …

Thuận lợi:

a) Chính xác: người chơi luyện tập cách dùng chữ chính xác, tiêu chuẩn
b) Lời giải của khung Ô Chữ VN có dấu rõ ràng, không cần giải thích thêm
Hình 2 ở trên là lời giải của một Ô Chữ VN có dấu

Bất lợi:

a) Tác giả mất nhiều thì giờ tìm chữ cho một bài Ô Chữ VN có dấu
b) Khung Ô Chữ có nhiều ô đen
c) Nhiều chữ khó phải dùng ngoài ý muốn của tác giả, gây khó khăn cho người chơi

Thuận Hoà
Sydney 2016

 
%d bloggers like this: