QLSU15 – Quy luật Vách tường suy rộng
Vách tuờng, hay Vách tường kín, trong một khối là 3 ô đã điền số trên một tuyến (hàng hay cột) của khối đó. Trị của 3 ô nầy gọi là Trị cuả Vách tường.
Quy luật Vách tường kín (hay Quy luật Vách tường)
Tromg một dãy khối, nếu trị của một ô không nằm cùng tuyến, cùng khối với một Vách tường kín và không bằng trị của Vách tường, thì trị đó cũng hiện diện
– trên tuyến còn lại trong khối chứa Vách tường
– trong khối còn lại của dãy và cùng tuyến với Vách tường
Thí dụ:
Trong dãy khối ngang 2, trị 5 của ô F2 trên Hàng F đối với Vách tường kín E4E5E6
trong Khối 5 trên Hàng E (thoả điều kiện của Quy luật Vách tường kín), nên:
– 5 hiện diện trên Hàng D trong Khối 5 của Vách tường => D5 = 5
– 5 hiện diện trên Hàng E trong Khối 6 => E8 = 5
Trong dãy khối dọc 3, trị 2 của ô C7 trên Cột 7 đối với Vách tường kín G9H9I9
trong Khối 9 trên Cột 9 (thoả điều kiện của Quy luật Vách tường kín), nên:
– 2 hiện diện trên Cột 8 trong Khối 9 của Vách tường => H8 = 2
– 2 hiện diện trên Cột 9 trong Khối 6 => D9 = 2
Vách tường hở
Vách tường hở là Vách tường chỉ có 1 hay 2 ô. Các Ô thiếu của Vách tường hở gọi là các Cửa của Vách tường đó.
Nếu các Cửa của một Vách tường hở không thích hợp với một trị nào đó, thì đối với trị đó, Vách tường hở cũng có tính chất như một Vách tường kín. Trường hợp nầy, ta nói: các Cửa đã đóng với trị đó ( hay đóng với ô chứa trị đó)
Thí dụ:
Trong dãy khối ngang 1 (xem Hính 1), B1B3 là một Vách tường hở của Khối 1, nằm trên Hàng B và có Cửa là B2. B2 không thích hợp với 5, nên đối với trị 5 của ô A7 trên Hàng A, Vách tường B1B3 được coi như một Vách tường kín.
=> 5 hiện diện trên Hàng C của Khối 1 => 5 là trị khả dụng của C1, C3
=> 5 hiện diện trên Hàng B của Khối 2 => B6 = 5
Trong dãy khối dọc 1 (xem Hính 1), H2I2 là một Vách tường hở của Khối 7, nằm trên Cột 2 và có Cửa là G2. G2 không thích hợp với 4, nên đối với trị 4 của ô B3 trên Cột 3, Vách tường H2I2 được coi như một Vách tường kín.
=> 4 hiện diện trên Cột 1 của Khối 7 => H1 = 4
=> 4 hiện diện trên Cột 2 của Khối 4 => D2 = 4
Quy luật Vách tường hở
Khi mọi Cửa của một Vách tường hở đều đóng với một trị nào đó, thì Vách tường hở trở thành một Vách tường kín đối với trị đó và Quy luật Vách tường kín có thể được áp dụng.
Thí dụ:
• Trong dãy Khối ngang 1, C1 C2 C3 là một Vách tường hở trên Hàng C của Khối 1. Cửa C2 không thích hợp với 9, nên Cửa C2 đóng đối với 9 trông ô B8 ở Hàng B của Khối 3
= > C1C2C3 là một Vách tường kín đối với ô B8 => A9 = 9, C5 = 9
• Trong dãy Khối ngang 2, F4 F5 F6 là một Vách tường hở trên Hàng F của Khối 5. Cửa F5 không thích hợp với 6, nên Cửa F5 đóng đối với 6 trong ô D3 ở Hàng D của Khối 4
=> F4F5F6 là một Vách tường kín đối với ô D3 => E6 = 6, F8 = 6
• Trong dãy Khối dọc 3, D7 E7 F7 là một Vách tường hở trên Cột 7 của Khối 6.
Cửa F7 của Vách tường không thích hợp với 8, nên Cửa F7 đóng đối với 8 trong ô A9.
=> D7 E7 F7 là một Vách tường kín đối với A9 => E8 = 8, H7 = 8
• Trong dãy Khối ngang 3, H1H2H3 là một Vách tường hở trên Hàng H của Khối 7. Cửa H3 có trị khả dụng 3 và 4 nên không thích hợp với 7, nên Cửa H3 đóng đối với 7 trong ô I8 ở Hàng I của Khối 9
=> H1H2H3 là một Vách tường kín đối với ô I8 => G1 = 7, H6 = 7
Leave a Reply