QLSU – Một số Quy luật giải Sudoku
Quy luật định nghĩa Sudoku
Trong một dãy khối, một số chỉ hiện diện tối đa là 3 lần, ở trên 3 tuyến và trong 3 khối khác nhau của dãy.
Các Quy luật căn bản Sudoku
- Qui luật về hai lần hiện diện trong dãy khối:
Trong một dãy khối (ngang hay dọc), nếu một số hiện diện trong 2 khối (và trên 2 tuyến khác nhau) thì số đó cũng phải hiện diện trong khối còn lại và trên tuyến còn lại. - Quy luật về Vách tường trong dãy khối:
Trong một dãy khối, một ô vuông có trị số M, nằm ngoài một khối có chứa một vách tường có trị số khác M và không cùng tuyến với vách tường, thì:
- Trong khối chứa vách tường, số M phải nằm trên một tuyến không chứa số M và vách tường.
- Trong khối không chứa số M và vách tường, số M phải nằm cùng tuyến với vách tường.
- Vách tường kín, Vách tường hở => Xem trong QLSU15 – Quy luật Vách tường suy rộng.
- Quy luật về số sau cùng trong một thành phần Sudoku:
Một thành phần Sudoku có sẵn 8 ô đã được điền số, trị số của ô trống cuối cùng là số chưa điền trong 9 số từ 1 đến 9.Nếu Họ của một ô vuông có chứa tất cả các số từ 1 đến 9, trừ một số X, thì X là trị số của ô vuông đó. - Qui luật về lổ hỏng trong một thành phần Sudoku
(Chú thích: Lổ hỏng = ô trống)
Trong một thành phần Sudoku có N lổ hỏng với N số khả dụng, nếu một lổ hỏng không thích hợp với mọi số khả dụng, trừ môt số X, thì X là trị số của lổ hỏng đó.Trong một thành phần Sudoku có N lổ hỏng với N số khả dụng, nếu mọi lổ hỏng, trừ một lổ hỏng Y, đều không thích hợp với một số khả dụng, thì số khả dụng đó là trị số của lổ hỏng Y.
Một số Quy luật khác
- QLSU01 – Bộ hai, Bộ ba, Bộ bốn, ô Sudoku
- QLSU02 – Tuyến khẳng định và Ô khẳng định
- QLSU03 – Chuỗi Điền số sai
- QLSU04 – Bộ 3 ô Sudoku đặc biệt trong dãy khối
- QLSU05 – Hình Chữ nhật không giải được
- QLSU06 – Chuỗi đặc biệt của các ô có 2 trị khả dụng như nhau
- QLSU07 – Hình chữ nhật có cùng trị khẳng định
- QLSU08 – Ba thanh tre với cùng trị khả dụng
- QLSU09 – Điểm gặp gỡ của 2 chuỗi điền số phát xuất từ 1 ô có 2 trị khả dụng
- QLSU10a – Các Quy luật về trị khả dụng – Phần 1
- QLSU10b – Các Quy luật về trị khả dụng – Phần 2
- QLSU12a – Các bước tiêu chuẩn giải Sudoku – Phần 1
- QLSU12b – Các bước tiêu chuẩn giải Sudoku – Phần 2
- QLSU14 – Quy luật “Hai lần hiện diện suy rộng”
- QLSU15 – Quy luật Vách tường suy rộng
- QLSU17 – Các Bộ Ô Sudoku suy rộng
- QLSU18 – Trị khẳng định suy rộng
- QLSU19 – Trị khẳng định và “Cánh-X” (X-Wing)
- QLSU20 – Trị khẳng định suy rộng và Cánh-X suy rộng cấp 1 – Kiếm-Ngư (Sword-Fish)
- QLSU21 – Trị khẳng định suy rộng và Cánh-X suy rộng cấp 2 – Sứa (Jelly-Fish)
- QLSU22 – Một Cánh-X suy rộng đặc biệt
- QLSU23 – Nối các ô khẳng định thành chuỗi 2 màu
- QLSU24 – Chuỗi các ô khẳng định đứt đoạn
- QLSU25 – Cánh-Y hay Cánh-XY
- QLSU26 – Cánh-XYZ
- QLSU27 – Cánh-WXYZ
- QLSU28 – Bộ 2 ô Sudoku cách xa
Leave a Reply