QLSU22 – Một Cánh-X suy rộng đặc biệt
Trong một khung Sudoku, ta biết rằng Cánh-X (X-Wing) là một hình chữ nhật tạo thành bởi 4 ô có cùng trị khẳng định: 2 ô khẳng định trên 1 tuyến và 2 ô khẳng định trên 1 tuyến song song khác.
Tính chất của Cánh-X là: Các ô trống trên các tuyến chứa các cạnh của hình chữ nhật, ngoài các đỉnh của hình chữ nhật, không thể nhận trị khẳng định chung làm trị khả dụng.
Thí dụ 1: Trong khung Sudoku dưới đây, 5 là trị khẳng định trên hàng C với cặp ô khẳng
định C3(5,7,8), C8(5,9). 5 cũng là trị khẳng định trên hàng H với cặp ô khẳng
định H3(5,2,3) và H8(5,2).
Bốn ô C3(5,7,8), C8(5,9), H3(5,2,3) và H8(5,2) tạo thành một hình chữ nhật
gọi là Cánh-X (X-Wing).
Một suy rộng đặc biệt của Cánh-X
Nếu 4 ô có cùng trị khẳng định nằm trên 2 tuyến song song không tạo thành một hình chữ nhật thì sao? Chúng tạo thành một hình tổng quát hơn là hình thang.
Tổng quát thì hình thang nầy không có tính chất gì đặc biệt. Nó chỉ có tính chất đặc biệt trong trường hợp sau đây:
- khi các cạnh không song song của hình thang nằm trong 2 khối của khung Sudoku.
- Trị khẳng định chung của 2 cạnh song song cũng là trị khẳng định của 1 trong 2 khối chứa cạnh không song song
(Chú thích: Chỉ trị khả dụng 6 vả 3 hiện diện trong khung Sudoku)
a) 6 là trị khẳng định trên hàng A với cặp ô khẳng định A3, A7
6 cũng là trị khẳng định trên hàng B với cặp ô khẳng định B1, B8
A3A7B8B1 là 1 hình thang có 2 cạnh không song song A3B1 và A7B8 nằm trong 2 khối 1
và khối 3 của dãy khối ngang 1.
Trị khẳng định 6 trên 2 hàng A và B cũng là trị khẳng định trong khối 1 (có nghĩa là khối 1 chỉ có 2 ô A3 và B1 là có trị khả dụng 6)
=> A3A7B8B1 là một Cánh-X suy rộng đặc biệt.
Nếu A3 = 6 => B1 ≠ 6 => B8 = 6
Nếu B1 = 6 => A3 ≠ 6 => A7 = 6
Trong mọi trường hợp, A7 = 6 hay B8 = 6
=> Những ô trống trong khối 3, khác A7 và B8, không thể nhận trị khẳng định 6 làm trị khả dụng
=> 6 không thể là trị khả dụng của C7 , C8 và C9
b) 3 là trị khẳng định trên cột 4 với cặp ô khẳng định D4, I4
3 cũng là trị khẳng định trên cột 6 với cặp ô khẳng định F6, H6
D4I4H6F6 là 1 hình thang có 2 cạnh không song song D4F6 và I4H6 nằm trong 2 khối 5 và khối 8 của dãy khối dọc 2.
Trị khẳng định 3 trên 2 cột 4 và 6 cũng là trị khẳng định trong khối 8.
=> D4I4H6F6 là một Cánh-X suy rộng đặc biệt.
=> Những ô trống trong khối 5, khác D4 và F6, không thể nhận trị
khẳng định 3 làm trị khả dụng
=> 3 không thể là trị khả dụng của D5, E5 và F5
Leave a Reply