QLSU29 – Các chuỗi hữu dụng Sudoku (1)
Trong các bài trước đây, ta đã thấy tầm quan trọng của các ô chỉ có 2 trị khả dụng, nhất là khi những ô nầy cùng nằm trong một thành phần (hàng, cột hay khối) và có những liên hệ toàn phần hay bán phần.
Thí dụ:
Hai ô H3(5,6) và H7(5,6) có liên hệ toàn phần trên hàng H.
Khí H3 = 5 thì H7 = 6
Khi H3 = 6 thì H7 = 5
Hai ô A2(3,6) và C3(5,6) có liên hệ bán phần trong khối 1.
Khi A2 = 6 thì C3 = 5
Khi C3 = 6 thì A2 = 3
Khì A2 = 3 thì C3 không xác định
Trong một khung Sudoku, các ô chỉ có 2 trị khả dụng có thể tạo thành những chuỗi hữu dụng (Forcing Chain) có thể kết hợp cho ta điều kiện để đơn giản trị khả dụng của những ô trống khác như thí dụ sau đây:
H3(5,6) và H7(5,6) hay bán phần như C3(5,6) và A2(3,6), H7(5,6)
và G8(5,8), G8(5,8) và C8(3,8).
Xét ô C3(5,6) có 2 trị khả dụng 5 và 6.
Từ C3 có thể xuất phát 2 chuỗi hữu dụng tuỳ theo C3 = 6 hay C3 = 5
Chuỗi thứ nhất: C3 = 6 => A2 = 3
Chuỗi thứ hai: C3 = 5 => H3 = 6 => H7 = 5 => G8 = 8 => C8 = 3
= > Dù C3 có trị nào, 6 hay 5, ta cũng có hoặc A2 = 3 hoặc C8 = 3
Suy ra: Mọi ô trống có họ chứa A2 và C8 không thể nhận 3 làm trị khả dụng.
Các ô C2(3,,4,6), A7(2,3,6), A8(3,8), A9(3,6,8) có họ chứa A2 và C8 nên không thể nhận 3 làm trị khả dụng
=> 3 có thể loại khỏi danh sách trị khả dụng của các ô nầy.
= > C2(4,6), A7(2,6), A8 = 8, A9(6,8)
Leave a Reply