QLSU01 – Bộ hai, Bộ ba, Bộ bốn ô Sudoku
Trị khả dụng của một ô Sudoku (tiêu chuẩn) là những trị số trong khoảng 1 đến 9, có thể điền vào ô Sudoku đó (nói cách khác: những trị số thích hợp với ô Sudoku đó).
Ký hiệu: M(x,y,..) : x, y, … là trị khả dụng của ô M
Bộ hai ô Sudoku: là 2 ô của một thành phần Sudoku (hàng, cột hay khối) có trị khả dụng nằm trong 2 số nào đó.
Thí dụ: A(x,y), B(x,y) là một bộ hai ô Sudoku với trị khả dụng x và y; A(3,7), B(7) là một bộ hai ô Sudoku với trị khả dụng 3 và 7.
Bộ ba ô Sudoku: là 3 ô của một thành phần Sudoku có trị khả dụng nằm trong 3 số nào đó.
Thí dụ: A(x,y,z), B(x,y), C(y,z) là một bộ ba ô Sudoku với trị khả dụng x, y và z.
A(2,5), B(1,2,5), C(1,5) là một bộ ba ô Sudoku với trị khả dụng 1, 2 và 5
A(3,5), B(3,7), C(5,7) là một bộ ba ô Sudoku với trị khả dụng 3, 5 và 7
Bộ bốn ô Sudoku: là 4 ô của một thành phần Sudoku có trị khả dụng nằm trong 4 số nào đó.
Thí dụ: A(x,y,z,t), B(x,y), C(y,z), D(x,z,t) là một bộ bốn ô Sudoku với trị khả dụng x, y, z và t.
A(2,5), B(1,2,7), C(1,5), D(5,7) là một bộ bốn ô Sudoku với trị khả dụng 1, 2, 5 và 7.
A(5,4,6,9), B(4,9), C(4,5,6), D(5,9) là một bộ bốn ô Sudoku với trị khả dụng 4, 5, 6 và 9.
Tổng quát, Bộ N ô Sudoku: là N ô của một thành phần Sudoku có trị khả dụng nằm trong N số nào đó.
Quy luật về Bộ N ô Sudoku:
Trong một thành phần Sudoku (hàng, cột hay khối), nếu có một bộ N ô Sudoku với N trị khả dụng x1, x2, … , xn thì
- Các ô của bộ N sẽ có trị số nằm trong dãy x1, x2, … , xn
- Các ô còn lại trong thành phần sẽ có trị số trong các số còn lại
Thí dụ: Một thành phần có một bộ 4 ô Sudoku A, B, C, D với trị khả dụng 2, 4, 5, 9 thì
- Bốn ô A, B, C và D chia nhau các trị khả dụng 2, 4, 5 và 9
- Năm ô còn lại của thành phần chia nhau các trị khả dụng 1, 3, 6, 7 và 8.
Một hàng có 3 lổ hỏng (ô trống) A, B và C và 3 số chưa điền là 3, 5 và 9. Nếu A(3,5), B(3,5) thì A, B là một bộ hai ô Sudoku với trị khả dụng 3 và 5. Suy ra, A và B chia nhau 2 số 3 và 5 => 9 phải là trị số của ô C.
Một thành phần có 9 ô với trị khả dụng như sau:
A(2,5), B(5,9), C(2,9), D(4), E(1,3), F(8),G, H(7), I(1,3). Tìm trị số của ô G.
A, B, C là một bộ 3 ô Sudoku với trị khả dụng 2, 5, 9 => A, B, C chia nhau 3 số 2, 5, 9
E, I là một bộ 2 ô Sudoku với trị khả dụng 1, 3 => E, I chia nhau 2 số 1,3
D(4), F(8), H(7) => ô D, F và có trị số làn lượt là 4, 8 và 7
Còn lại số 6 là trị số của ô G.
Thí dụ 1:
Khối 1 có 3 ô trống A3, B3, C3 và 3 số 2, 4, 7 chưa điền => A3, B3, C3 là một bộ ba ô Sudoku với trị khả dụng 2, 4, 7, trong khối 1 và cột 3.
Tương tự: D1, D7, D8 là một bộ 3 ô Sudoku với trị khả dụng 5, 6, 7.
A9, B9, F9 là một bộ 3 ô Sudoku với trị khả dụng 2, 6, 8
E4, E6 là một bộ 2 ô Sudoku với trị khả dụng 5, 9 trong khối 5 và hàng E
H8, I8 là một bộ 2 ô Sudoku với trị khả dụng 2, 6 trong khối 9 và cột 8.
Thí dụ 2:
Trong dãy khối ngang 1: C3 = 4, B5 = 4 => A8 = 4 (Quy luật 2 lần xuất hiện).
Khối 3 có 3 ô trống và 3 số chưa điền là 1, 3 và 7.
C7, C8, C9 là một bộ3 với trị khả dụng 1, 3, 7 trong khối 3 và hàng C.
Hàng C có 5 ô trống C2, C6, C7, C8 và C9 với các số chưa điền 1, 2, 3, 7 và 9.
Ba số 1, 3, 7 là trị khả dụng của bộ 3 C7, C8, C9 nên 2, 9 là trị khả dụng của C2, C6.
Vì C2 không thích hợp với 2 (vì E2 = 2), nên E2 = 9 và E6 = 2.
Trong dãy khối ngang 1: C2 = 9, B8 = 9 => A5 = 9 (Quy luật 2 lần xuất hiện).
Trong dãy khối ngang 3: H2 = 3, I7 = 3 => G4 = 3 và G3 = 6, H8 = 6 => I5 = 6 (Quy luật 2 lần xuất hiện).
Khối 7 có 2 ô trống và 2 số chưa điền là 1 và 8.
G5, H5 là một bộ 2 với trị khả dụng 1, 8 trong khối 7 và cột 5.
Cột 5 có 4 ô trống D5, E5, G5 và H5 với các số chưa điền 1, 2, 7 và 8.
Vì bộ 2 G5, H5 chia nhau 2 trị khả dụng 1, 8, nên 2 ô còn lại D5, E5 chia nhau 2 trị khả dụng còn lại 2, 7.
Vì D5 không thích hợp với 7 (vì D8 = 7) nên D5 = 2 và E5 = 7.