ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ

Cổ vũ lòng yêu thích các trò chơi hữu ích cho sự luyện tập trí óc trong cộng đồng người Việt

QLSU07 – Hình chữ nhật có cùng trị khẳng định

Trên một tuyến (hàng hay cột) Sudoku, nếu một số là trị khả dụng của chỉ 2 ô mà thôi, thì số đó gọi là trị khẳng định của tuyến.

Trong khung Sudoku dưới đây, xét hình chữ nhật tạo bởi 4 ô B2, B8, E8, E2 có cùng trị khẳng định ‘a’ trên hàng B và hàng E.

Nếu B2 = ‘a’ => B8 và E2 không thể bằng ‘a’ => E8 = ‘a’
Nếu B8 = ‘a’ => B2 và E8 không thể bằng ‘a’ => E2 = ‘a’

Trong cả 2 trường hợp, B2 hay E2 có trị số ‘a’ và B8 hay E8 có trị số ‘a’.

= > Mọi ô trên 2 cột 2 và 8, khác các đỉnh của hình chữ nhật B2B8E8E2, không thích
hợp với trị khẳng định ‘a’ (tức là: không thể có trị số ‘a’)

Để ý rằng các ô trên 2 hàng B và E, khác đỉnh của hình chữ nhật, cũng không thích hợp với ‘a’.

Quy luật hình chữ nhật có cùng trị khẳng định:

Mọi ô nằm trên tuyến chứa các cạnh của hình chữ nhật tạo bởi 4 ô có
cùng 
trị khẳng định, khác với 4 đỉnh của hình chữ nhật, thì không thích
hợp với trị khẳng
  định.

Thí dụ:      Xét khung Sudoku dưới đây:

Trên hàng A, 6 là trị khả dụng của chỉ 2 ô A3 và A8.
Trên hàng I, 6 là trị khả dụng của chỉ 2 ô I3 và I8

=> 6 là trị khẳng định của 2 hàng A và I

A3A8I8I3 là một hình chữ nhật tạo thành bởi 4 ô có cùng trị khẳng định 6.

Suy ra, mọi ô nằm trên 2 cột 3 và 8, khác A3, A8, I8, I3, không thích hợp với trị khẳng
định 6, tức là không thể có trị bằng 6.

=  các ô  B3(3,6),  G3(3,6,8)  và  G8(3,6,7)  không thế có trị khả dụng 6
=> B3 = 3,  G3(3,8)  và  G8(3,7)
=> B3 = 3,   G3 = 8  và  G8(3,7)

 
%d bloggers like this: