Mời quý độc giả cùng cùng ngậm ngùi với tác giả “Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân” qua bài thơ…
CẢM ƠN NGƯỜI…
Xưa nước tôi có trăm nòi giống Việt,
Cùng chia nhau hùng cứ một phương…
Nơi phía nam dòng sông Dương Tử, (1)
Nhiều văn minh Việt tộc… sống kiên cường ! (2)
Thưở dựng nước Càn Khôn mở hội,
Động Đình Hồ hun đúc duyên tơ. (3)
Lạc Long Quân Rồng Thiêng một cõi,
Sánh đôi cùng Tiên Nữ Âu Cơ !
Tình thắm đượm hương nồng lửa bén,
Huyết Tiên Long nở bọc trăm con.
Cùng đưa nhau lên non xuống biển,
Dựng cơ đồ… chung một tấm lòng son !
Rồi phương Bắc giặc thù luôn lấn chiếm,
Di về Nam gìn giữ giống Rồng Tiên.
Trải mấy ngàn năm vạn lần nguy biến,
Vẫn oai hùng ngạo nghễ một trời riêng !
Tổ tiên tôi bao ảnh hình gắn bó,
Tiếng Đồng Bào một bọc… mẹ cha chung.
Tổ tiên tôi biết bao đời khốn khó,
Chống ngoại xâm nối chí đức vua Hùng !
Giờ phương Nam đất hình cong chữ S,
Là quê hương dân Việt sống bình yên…
Nhưng cương quyết chống giặc thù truyền kiếp,
Giữ vẹn muôn đời… Tổ Quốc thiêng liêng !
Thế mà nay tôi lại đành mất nước,
Bước lạc loài ôm một mối hờn căm.
Cả Việt Nam… giờ tang thương cùng cực,
Sống đọa đày… ôi địa ngục trần gian !
Tại vì đâu một giống nòi bất khuất ?
Tại vì đâu chung một nỗi lầm than !
Hồn núi sông cũng nghẹn ngào u uất,
Cùng anh linh Tổ Quốc ngậm ngùi thương !
Đồng bào tôi kẻ tù đày cải tạo,
Lịm dần theo đói khổ giữa cùm gông.
Kẻ vượt biên vùi thây nơi hải đảo,
Hay chôn vào miệng cá… xác trôi sông !
Ôi đau đớn cả triệu người chết thảm,
Chết bụi bờ nơi núi thẳm rừng hoang,
Chết hãi kinh mắt trừng lên hận oán,
Bởi lũ bạo tàn… Hải Tặc Thái Lan !
Và còn nữa… các người ơi còn nữa…
Đồng bao tôi đã dùng lửa thiêu mình,
Đuốc tự do thắp bằng xương thịt đó,
Thấy cùng chăng… hỡi thế giới văn minh ?!
Tại vì ai mà ngập trời khốn khổ ?
Tại vì ai mà máu đổ thây phơi ?
Tại lũ vong nô theo bầy quỷ đỏ,
Đem Mác-Lê về hủy diệt giống nòi !
Bạn có biết quê hương tôi tang tóc ?
Người dân nghèo còn mang ách ngựa trâu !
Tù ngục mở ra nhiều hơn trường học,
Thảm thương thay trời đất cũng rưng sầu !
Tôi đâu muốn làm người dân mất nước,
Bạn vàng ơi ! Người bạn mắt màu xanh.
Tôi đâu muốn sống lạc loài lỡ bước,
Phải nương nhờ nơi đất khách phiêu linh !
Để chiều Đông thấy chim trời bạt gió,
Lòng thương lòng, thương kiếp sống tha hương.
Để tàn thu lá vàng rơi đây đó…
Tưởng hồn quê réo gọi Đỗ Quyên buồn ! (4)
Tôi đâu muốn làm người không Tổ Quốc,
Lấy đất người chôn liệm xác này đây.
Để đêm trăng hiện hình thành chim cuốc,
Kêu não nề thống thiết nỗi bi ai !!
Để hồn linh vật vờ nơi xứ lạ,
Mỗi hoàng hôn khắc khoải ngắm mây Tần, (5)
Để sầu theo gió đầu Xuân hay cuối Hạ,
Nắm tàn xương chưa hết kiếp gian truân !
Xin hãy hiểu đồng bào tôi đang sống,
Dầu tha phương nơi góc bể chân trời.
Cũng hướng lòng son chung bầu máu nóng,
Hẹn ngày về đất Mẹ… dẫu xa khơi !
Xin bạn hiểu với bốn ngàn năm nước Việt,
Đồng bào tôi dẫu sống cảnh lưu vong.
Cũng có trái tim chứa tình yêu bất diệt,
Yêu giống nòi nơi mảnh đất tạm dung !
Cảm ơn nhé… bạn vàng không huyết thống,
Khác mầu da nhưng chung chí quật cường.
Dân nước tôi vì lầm than nòi giống,
Cám ơn người… cho một chỗ tựa nương !
Hẹn ngày mai quê hương tôi ngời sáng,
Sạch bóng quân thù… lũ giặc cuồng ngông.
Xin mời anh, mời em, mời tất cả,
Về Việt Nam trong hạnh phúc khôn cùng !…
Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân
Ghi Chú :
1 – Sông Dương Tử còn gọi là sông Trường Giang bên Tàu.
2 – Nhiều bộ tộc Việt sớm văn minh đã biết trồng lúa nước, biết đúc
đồng thau như Trống Đồng Đông Sơn, và bộ tộc Việt Thường còn
biết làm Lịch khoảng nhiều ngàn năm trước Công Nguyên để biết
thời gian gieo trồng gặt hái mùa màng.
3 – Động Đình Hồ nằm về phía Nam sông Dương Tử coi như đất tổ của dân Bách Việt.
4 – Đỗ Quyên còn gọi là chim Quốc hay chim Cuốc có tiếng kêu não
nuột. Trong văn chương VN, người ta thường dùng tiếng kêu của
chim Quốc này để diễn tả tâm sự của kẻ mất nước.
5 – Trong văn chương VN, người ta cũng hay dùng chữ mây Tần này để chỉ về quê Mẹ hay là nhớ Mẹ.
Bài mới: Kỳ BK234 – Bài DVSN234 – Phiếm CP234
Mời đọc bài Đọc Vui và Suy Nghĩ mới nhất: “Bài DVSN234”, trong mục Các Bài mới nhất.
Mời độc giả giải: Sudoku BSU234, Ô Chữ BOC234 và các bài Toán Vui BTV234a, BTV234b, trong bài Đọc Vui và Suy Nghĩ DVSN234 kỳ nầy.
Mời xem Lời Giải của: Sudoku BSU233, Ô chữ BOC233, Toán vui BTV233a, BTV233b của kỳ trước BK233 trong DVSN234 kỳ này.
Mời đọc Chuyện Phiếm mới nhất: “Có bao nhiêu số nguyên tố trong dãy số vô hạn (3n -1)?”, trong mục Các Bài mới nhất.
Mời giải Ô chữ Việt Nam có dấu mới nhất: “Bài OCD214” trong mục Ô Chữ Việt Nam có dấu.
Mời xem Lời Giải của Ô chữ VN có dấu: “Bài OCD213” trong OCD214
Mời ôn lại các Quy luật Sudoku trong mục SU – Sudoku Quy luật.
Mời thực tập khung Sudoku mới nhất: “Bài GU136” trong tiểu mục SUDOKU Thực tập.
Mời thực tập giải Sudocalc mới nhất: “Bài SDC021” với 2 khung Sudocalc SDC021A và SDC021B, kích thước 5×5 và 6×6, trong tiểu mục SUDOCALC Thực tập.
Mời xem Lời Giải của SUDOCALC “Bài SDC020” trong SDC021.
Mời đọc và góp ý các Kết quả Nghiên cứu mới nhất trong mục Kết quả Nghiên cứu .
Bạn cần hiểu biết, cần phiên dịch về từ ngữ, bạn cần tra cứu về ngày, giờ, dương lịch, âm lịch, đất nước, con người; bạn thường âu lo về sức khoẻ, thực phẩm, bịnh tật, y tế; bạn cần tìm mẹo vặt để giải quyết nhanh chóng mọi việc trong gia đình, ….. Xin đừng quên tham khảo mục “Từ Điển – Tra Cứu”, mục “Sức khoẻ – Y học” và mục “Mẹo Vặt Sưu Tập”