VHV07 – Nhìn lại những chặng đường đã qua và vai trò của chữ Quốc ngữ trong việc duy trì và phát huy nền văn hóa nước nhà
Chữ Việtvà văn hóa Việt
Nhìn lại những chặng đường đã qua và vai trò của chữ Quốc ngữ
trong việc duy trì và phát huy nền văn hóa nước nhà.
Nguyễn văn Bon, PhD
I. Dẫn nhập
Nước Việt Nam đã bị Trung Hoa chinh phục và đô hộ hơn một ngàn năm (từ 207 trước Tây lịch đến 939 sau Tây lich). Trong thời kỳ nầy, dân Việt chịu ảnh hưởng của Trung Hoa về nhiều phương diện, từ kinh tế, chính trị, giáo dục…dến văn hóa. Văn hóa Trung Hoa truyền sang Việt Nam bằng nhiều cách, đặc biệt là văn học. Phương tiện chính là chữ Nho, sách chữ Nho, tác phẩm văn chương chữ Nho đã chi phối tư tưởng, văn hóa, luân lý, phong tục của dân Việt Nam.
Kế đến, sau khi Pháp đặt nền đô hộ nước Việt Nam (1867), Việt Nam lại chịu ảnh hưởng của nền Pháp học, từ lãnh vực luân lý, xã hội, văn chương, học thuật, đến ngôn ngữ,văn tự …(1)
Trong thời kỳ nầy, chữ Hán và Nôm không còn được sử dụng mà thay vào đó bằng chữ quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ Âu Tây dựa vào mẫu tự La-Tinh tạo ra để truyền đạo Thiên Chúa tại Việt Nam vào đầu thế kỷ 17. Chữ Quốc ngữ đã trải quanhiều giai đoạn biến đổi, hoàn chỉnh và được áp dụng như là chữ chung của toàn dân Việt-Nam.
Tính đến nay, gần 400 năm kể từ ngày chữ Quốc ngữ ra đời, thử nhìn lại những chặng đường đã trải qua và vai trò của chữ Quốc ngữ trong việc duy trì và phát huy nền văn hóa nước nhà.
Bài viết nhằm sơ lược sự hình thành và sự đóng góp của chữ Quốc ngữ trong văn hóa Việt Nam. Trong bài viết có đề cập đến các tác phẩm văn chương, nhưng chỉ nói lên vai trò của chữ Quốc ngữ trong lãnh vực văn học vào cuối thế kỷ 19 và những thập niên của thế kỷ 20. Phê bình văn học không thuộc phạm vi bài viết nầy.
Bài viết gồm ba phần:
- Khái lược về tương quan giữa văn hóa, ngôn ngữ và văn tự
- Sự hình thành chữ Quôc ngữ
- Chặng đường phát triển và vai trò của chữ Quốc ngữ trong việc duy trì và phát huy nền văn hóa nước nhà.
II. Khái lược về mối tương quan giữa văn hóa, ngôn ngữ và văn tự
Các nhà ngôn ngữ và nghiên cứu cho rằng giữa văn hóa, ngôn ngữ và văn tự có mối tương quan chặt chẽ nhau. Ngôn ngữ, văn tự là thành tố của nền văn hóa dân tôc.Mỗi ngôn ngữ chứa đựng đặc tính riêng của một dân tộc. Muốn tìm hiểu văn hóa của một quốc gia,cần phải nghiên cứu ngôn ngữ của quốc gia đó, và muốn hiểu sâu về ngôn ngữ thì không thể không quan tâm đến yếu tố văn hóa.
Trong sinh hoạt hằng ngày, loài người đã giao tiếp với nhau, do nhu cầu và do ý muốn, nên ngôn ngữ phát sinh.Ngôn ngữ là một hiện tựơng chung của xã hội, không riêng cho cá nhân. Xã hội loài người có ngôn ngữ là nhờ sinh hoạt, học tập, tập hợp thói quen, nghe, hiểu, tiếp thu từ những người cùng sống xung quanh. Ngôn ngữ không là tài sản của một giai cấp mà nó là của mọi người trong cộng đồng. Trong cộng đồng xã hội, loài người có nhu cầu cần giao tiếp với nhau, cần trao đổi tư tưởng và kiến thức với nhau nên ngôn ngữ giữ chức năng giao tiếp. Những phương tiện giao tiếp khác chỉ bổ sung cho ngôn ngữ ( thí dụ: điệu bộ, cử chỉ, ký hiệu, tín hiệu, âm nhạc..)
Ngôn ngữ bao giờ cũng là ngôn ngữ có âm thanh, còn gọi là ngữ âm. Ngôn ngữ của một dân tộc dựa trên nền tảng ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Nếu chỉ có từ vựng thì không sắp xếp thành câu văn, hoặc sắp xếp không đúng với các qui tắc của một ngôn ngữ thì không thể làm cho người ta hiểu đựơc. Qui tắc đó là ngữ pháp.
Ngôn ngữ luôn luôn phát triển qua các thời đại. Khi xã hội loài người phát triển, người ta tạo thêm chữ viết. Chính chữ viết làm cho ngôn ngữ phát triển mau hơn. Ngôn ngữ trong xã hội có chữ viết gồm hai hình thức: ngôn ngữ nói (khẩu ngữ) và ngôn ngữ viết. Hai hình thức nầy đựọc trau chuốt thêm, có mẫu mực đựơc gọi là ngôn ngữ văn học.. Chữ viết tương quan mật thiết với ngôn ngữ, nhưng không thể coi ngôn ngữ và chữ viết là một, vì một người có ngôn ngữ nhưng có thể không biết chữ viết. Tương tự, nhiều xã hội loài người, có ngôn ngữ nhưng chưa có chữ viết.
Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, chữ viết có vai trò quan trọng.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của loài người, nhưng trong giao tiếp ngôn ngữ bị hạn chế, khó lưu giữ lại, mặc dù nhờ phương tiện truyền thông hiện đại nhưng cũng khó phổ biến rộng rãi trong mọi lãnh vực.Chữ viếtlà phương tiện ghi lại thông tin, ghi lại các phát minh của loài người…Nhờ chữ viết mà loài người biết được lịch sử của nhân loại, của quốc gia qua các tác phẩm văn học, lịch sử…(2)
Ngôn ngữ và văn tự là một phương tiện chuyển tải văn hóa của một dân tộc Nhờ có ngôn ngữ và văn tự mà văn hóa được duy trì, lưu truyền và phát triển.
Khi đề cập đến văn hóa và duy trì văn hóa, những nhà nghiên cứu chia văn hóa ra làm hai loại: văn hóa vật chất gồm các sản phẩm do con người tạo ra (đền đài, nhà của, đường xá…), và văn hóa phi vật chất gồm ngôn ngữ, văn học, phong tục tập quán, định chế xã hội, luật lệ, niềm tin, quy tắc luân lý làm nền tảng cho xã hội, gia đình….Có thể nói mọi sinh hoạt trên đời đều là văn hóa, và có xã hội là có văn hóa. Xã hội không tồn tại nếu không có văn hóa. Khi nói đến duy trì văn hóa, có người quá chú trọng đến yếu tố vật chất mà quên nội dung thật sự của văn hóa. Những hình thức vật chất có thể bị hủy diệt qua thời gian năm tháng, nhưng giá trị văn hóa vẫn tồn tại. Duy trì văn hóa là duy trì cái tinh hoa cao đẹp của văn hóa, đó làtính nhân bản, đó làđạo đức truyền thống, lòng yêu thương gia đình, yêu thương đồng bào đồng loại, và tình yêu quê hương đất nước..
Những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam được đề cập trong ca dao tục ngữ, trong các sách giáo khoa, trong các tác phẩm văn học …(3)
III. Sự hình thành chữ Quốc ngữ
Từ chữ Hán và chữ Nôm
Sau 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Việt đã bị thay đổi trong nhiều lãnh vực, đặc biệt là chữ viết.Dân Việt phải tiếp nhận từ Trung Hoa nền cai trị, luật lệ, tập tục, tư tưởng và cả chữ viết. Chữ Hán là một thứ văn tự được sử dụng như là một trong những công cụ đồng hóa về văn hóa đối với dân Việt.
Từ sau thế kỷ thứ 10, tuy Việt Nam giành được độc lâp tự chủ, các triều đại quân chủ Việt Nam vẫn chủ động tiếp nhận văn hóa Hán. Chữ Hán vẫn được sử dụng trong triều đình, trong học vấn, trong văn chương bác học. Chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, là một phương tiện quan trọng truyền bá văn hóa Hán.
Cho dù chữ Hán chiếm địa vị quan trọng trong xã hội ViệtNam, nhưng một văn tự ngoại lai không thể đáp ứng được nhu cầu riêng của dân Việt trong việc ghi chép, diễn đạt tư tưởng, tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của người Việt. Hán tự đã được dùng thay thế chữ nguyên thủy của dân Việt. Nhưng người Việt tuy viết chữ Hán, hiểu nghĩa chữ Hán, nhưng khi đọc thì theo giọng Việt Nam, tạo thành tiếng Hán Việt. (4)
Tuy mượn rất nhiều từ ngữ Trung Hoa, nhưng người Việt vẫn giữ tiếng gốc của mình, dùng văn phạm riêng, khác vời văn phạm Trung Hoa. Khi diễn tả một ý tưởng bằng tiếng Hán Việt, người Việt sắp xếp thứ tự các tiếng khác với Trung Hoa. Thí dụ, bộ sách Trung Hoa nhan đề là Trung Quốc Chánh Trị Tư Tưởng Sử, thì người Việt dịch là Sử Tư Tưởng Chánh Trị Trung Quốc (5)
Đây là cách bào tồn ngôn ngữ của tổ tiên người Việt, vàđể có một thứ chữ riêng cho mình, người Việt tạo ra một thứ chữgọi là chữ Nôm (Nam) bằng cách mượn ký tự, thành tố, phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Việc chế tác chữ Nôm có thể qua các giai đoạn, khởi đầu mượn chữ Hán để phiên âm các từ Việt, đến giai đoạn tự tạo ra chữ Nôm.Từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 14 là giai đoạn chữ Nôm hoàn chỉnh và phát triển rực rỡ. Thời kỳ nầy xuất hiện những tác phẩm văn học bằng chữ Nôm. Đến thế kỷ 17-18 , chữ Nôm phát triển mạnh, với các tác phẩm, truyện, thơ nổi tiếng như truyện Kiều của Nguyễn Du, bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Đoàn thị Điểm, thơ Hồ Xuân Hương, Hịch Tây Sơn. Khoa thi Hương dưới triều đại Quang Trung (1789) , chữ Nôm được sử dụng trong các bài thi.
Trong lịch sử, một vài triều đại như triều đại Hồ Quí Ly (1400-1401), triều đại Quang Trung (1788-1792), muốn khẳng định một thứ chữ riêng cho dân Việt, chữ Nôm được sử dụng trong các văn bản giao dịch, khoa cử, chiếu chỉ…, nhưng giai đoạn trị vì quá ngắn ngủi.
Đến sự ra đời của chữ Quốc ngữ
Sang thế kỷ 17 các giáo sĩ đạo Gia-Tô, vì nhu cầu truyền đạo, lấy mẫu tự La-Tinh phiên âm tiếng Việt mà chế tác ra chữ Quốc ngữ ngày nay.
Công chế tác ra chữ Quốc ngữ thuộc về các giáo sĩ của các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Latin, Pháp, Hà Lan…Có nhiều ý kiến khác nhau về ai là người có công đầu trong việc chế tác ra chữ Quốc ngữ. Đầu thế kỷ thứ 17, nhà truyền giáo Bồ Đào Nha thuộc Dòng Tên là Francisco de Pina (sinh năm 1585) đến Đàng Trong, bắt đầu dịch một số văn bản Ki Tô ra tiếng Nôm. Nhận thấy chữ Nôm rất khó khăn cho việc giao lưu trong dân chúng, ông lắng nghe người Việt phát âm và dùng mẫu tự La-Tinh ghi lại, xây dựng hệ thống chuyển mẫu tự La-Tinh cho hợp với thanh điệu và lối phát âm của người Việt (6)
Alexandre de Rhodes (1591-1660), người Pháp, sang Việt Nam truyền đạo trong vòng 6 năm (1624-1630). Ông kế tục công trình của các giáo sĩ Dòng Tên (Jesuit) người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’ Amiral, Antonio Barbosa.., La Mã hóa tiếng Việt. Ông xuất bản cuốn giáo lý Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt và cuốn tự điển Việt-La-Bồ (Dictionarium Annamiticum,Lusitanum et Latinum) đầu tiên năm 1651 (7). Như vậy có thể nói chữ Quốc ngự ra đời từ năm nầy.
Tuy chữ Quốc ngữ trong tác phẩm của Alexandre de Rhodes khá hoàn chỉnh, nhưng mãi đến121 năm sau, tức năm 1772 Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) chuẩn hóa để có hệ thống chữ Quốc ngữ ngày hôm nay (8)
Văn tự hay chữ viết của Việt Nam đả thay đổi hoàn toàn, từ chử Hán, đến chữ Nôm , ngày nay là chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh.
Theo ý kiến của một số nhà ngôn ngữ học thì chữ Quốc ngữ chưa phải là văn tự hoàn hảo. Nếu đặt chữ Quốc ngữ và chữ Nôm bên cạnh chữ Hán mà so sánh thì chữ Quốc ngữ có ưu điểm nhưng có khuyết điểm:
- Về mặt ưu điểm, tiếng Việt Nam có nhiều âm và thanh khác nhau, vì chữ Quốc ngữ là loại chữ diễn âm, nên diễn tả được những âm hoặc thanh mà trong nhiều trường hợp chữ Nôm hay chữ Hán không làm được..
- Về mặt khuyết điểm,chữ Quốc ngữ (gốc La-Tinh) a,b,c…chỉ theo ký âm, không nói lên ý nghĩa gì cả.Chữ Nôm phỏng theo hình nét chữ Hán có ý nghĩa tượng hình, nên cách viết Nôm giúp nhận raý nghĩa.
Thí dụ: Trong chữ Quốc ngữ, có tiếng đồng âm và đồng dạng, như “đá”, không phân biệt hòn đá hayđá cầu. Chữ Hán/Nôm dùng lối tượng hìnhtương thanh để viết những chữ đồng âm, như đá (đá cầu) có bộ túc (足),còn hòn đá có bộ thạch(石).(9)
Nhưđã trình bày ở trên, ngôn ngữ của một dân tộc dựa trên nền tảng ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Nếu chỉ cótừ vựngthì không sắp xếp thành câu văn, hoặc sắp xếp không đúng với các qui tắc của một ngôn ngữ thì không thể làm cho người ta hiểu được. Qui tắc đó là ngữ pháp. Trường hợp, chữ“đá”, nếu viết theo chữ Hán hoặc Nôm, thì nhìn vào biết ngay nghĩa của nó, làhòn đá hay đá cầu. Đây làưu điểm vềtừ vựngcủa chữ Hán/Nôm. Nhưng trong khi giao tiếp, nói hoặc viết thành câu văn bằng chữ Quốc ngữ, thì hiểu ngay nghĩa của chữ “đá”. Thi dụ: Tôi thích đá cầu hay tôi ném hòn đá ;đây làưu điểm của chữ Quốc ngữ.(Xem phần phụ lục)
Ngoài ra có người cho rằng không nên hãnh diện khi dùng chữ Quốc ngữ, là thứ chữ vay mượn mẫu tự La-Tinh do người ngoại quốc sáng chế ra để truyền đạo. Một ý kiến ngược lại, cho rằng chúng ta cũng đã bị ép dùng chữ Hán vài ngàn năm và để thoát ra khỏi cảnh nầy, người Việt đã sáng chế ra chữ Nôm, loại chữ mượn chữ Hán đoc theo giọng Việt. Nhìn lại lịch sử ngôn ngữ các quốc gia trên thế giới, việc nước nầy vay mượn chữ nước khác để hoàn thành chữ viết của quốc gia mình chỉ là một qui luật tự nhỉên, không có gì mặc cảm.
IV. Chặng đường phát triển và vai trò của chữ Quốc ngữ trong việc duy trì và phát huy nền văn hóa nước nhà.
Chữ Quốc ngữ được tạo ra vào đầu thế kỷ 17, nhưng chỉ được sử dụng trong phạm vi các tu viện. Đến năm 1862 các giáo sĩ được tư do truyền đạo, số giáo dân tăng lên, nên các sách bằng chữ Quốc ngữ, truyện, tuồng, thơ ca mang tính tôn giáo được in ra và chữ quốc ngữ càng ngày càng được phổ biến trong các giáo khu.
Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, gồm Gia định, Định Tường và Biên Hòa. Đến năm 1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, gồm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa ước năm Giáp Tuất 1874, Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Năm 1884, Hoà ước Patenôtre đặt Trung Kỳ và Bắc kỳ dưới quyền bảo hộ của Pháp.
Người Pháp muốn dùng chữ Quốc Ngữ làm phương tiện cai trị và để bành trướng văn hóa, tư tưởng của Pháp, đồng thời để truyền bá ngôn ngữ Pháp và mở mang nền tảng học vấn hoàn toàn Pháp. Từ năm 1878, chánh quyền Pháp bắt buộc các văn kiện hành chánh phải viết bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.
Tuy lúc ban đầu, việc phổ biến chữ quốc ngữ gặp sự phản kháng của một số thân hào nhân sĩ và vài thành phần trong xã hội, cho rằng chữ Quốc ngữ là vũ khí xăm lăng văn hóa của Pháp, nhưng các sĩ phu yêu nước và các văn thi sĩ Việt Nam nhận thấy sự tiện lợi vàích lợi của chữ Quốc ngữ, nên lợi dụng phương tiện nầy để phát huy nền văn hóa nước nhà. Chữ Quốc ngữ bắt đầu được sử dụng trong lãnh vực giáo dục, báo chí, dịch thuật, biên khảo vả văn học.
-
Lãnh vực giáo dục
Sau khi đặt xong nền đô hộ tại Nam Kỳ, người Pháp thấy tầm quan trọng của giáo dục và nhu cầu là thực hiện ngay sự thay đổi giáo dục, thay thế nền giáo dục Nho học bằng nền giáo dục mới, phổ biến chữ Quốc ngữ và dần dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm, còn Bắc kỳ và Trung Kỳ là đất bảo hộ, nên thay đổi chậm hơn. Nhưng ban đầu họ giữ lại chế độ giáo dục theo Nho Giáo, vì họ nghĩ rằng it ra nền giáo dục Nho giáo cũng giúp cho sự ổn định xã hội.
Về sau vì nhu cầu cần có những viên chức phục vụ cho bộ máy cai trị nên người Pháp đã thay thế chế độ thi cử và giáo dục Nho Giáo bằng hệ thống giáo dục theo kiểu phương Tây. Vào đầu thế kỷ 19, nền giáo dục gọi là giáo dục mới hay “tân học” tại Việt Nam chịu ảnh hưởng hoàn toàn của nền giáo dục Pháp, từ cách tổ chức đến chương trình giảng dạy.
Khi xây dựng nền giáo dục mới, người Pháp nhắm đến ba mục đích: Thứ nhứt là đào tạo các viên chức trong các lãnh vực hành chánh, giáo dục, y tế, xây dựng … để thừa hành chính sách cai trị của Pháp tại Việt Nam và Đông Dương. Thứ hai là truyền bá tư tưởng, văn hóa Pháp, và sau cùng là làm cho người Việt nghĩ rằng hệ thống giáo dục Pháp là nền giáo dục rất tiến bộ hơn hẳn nền giáo dục Nho giáo.
Thực chất nền giáo dục nầy chỉ đáp ứng tình trạng Việt Nam lúc bấy giờ là đào tạo một số người biết chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với chút hiểu biết nền văn hóa Pháp ngõ hầu phục vụ cho chính quyền thuộc địa.
Để thực hiện mục đích trên, người Pháp đã thành lập các trường như : trường Thông ngôn (collège des interprêtes) năm 1864, trường Adran (collège d’Adran) năm 1866, trường Tham biện (Collège des Stragiaires) năm 1868, trường Taberd năm 1874, trường Chasseloup Laubat năm 1874, và trường Collège de Mytho năm 1879 (sau vào đầu thế kỷ 20 được đổi tên là Collège Le Myre de Vilers, và đến năm 1952 đổi là Lycée Nguyễn đình Chiểu), rồi lần lượt sau đó có trường Collège de Cantho ( thành
lập 1917, đến tháng 8 năm 1945 thì đổi thành trường Trung học Phan thanh Giản),trường Gia Long (1922) và trường Petrus Ký (1928) ở Sài gòn. (10)
Năm 1896, trường Quốc Học được mở tại Huế, dạy 3 thứ tiếng Pháp, Hán và Quốc ngữ. Trường lycée Paul Bert được mở tại Hà Nội năm 1912.Năm 1911, trường Hậu Bổ được thiết lập tại Huế để đào tạo viên chức cao cấp cho guồng máy bảo hộ. Trường chỉ dạy 2 thứ tiếng là Pháp và Quốc ngữ. Chữ Nho không được dùng. Kỳ thi Hương cuối cùng tại Bắc Kỳ năm 1915 và tại Huế 1919 và kỳ thi Hội chót vào năm 1920. (11)
Trong hệ thống giáo dục nầy, tiếng Pháp là chuyển ngữ, được giảng dạy trong lớp và các sách giáo khoa viết bằng tiếng Pháp. Tại cấp tiểu học, các lớp từ bậc sơ đẳng được dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, các cấp khác tiếng Việt được học như một ngoại ngữ. Tiếng Anh được dạy như một ngoại ngữ ở bậc Tú Tài. Chữ Hán (hay chữ Nho) là môn học nhiệm ý tại bậc tiểu học nếu có thầy dạy.(12)
Đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, vào tháng 3 năm 1907 phong trào Đông Kinh NghĩaThục ra đời. Phong tráo nầy do các nhân sĩ yêu nước thành lập, gồm quíông Phan chu Trinh, Lương văn Cang, Tăng Bạt Hổ, Trần quí Cáp, Phan Bội Châu. Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền, Phạm duy Tốn, Đào nguyên Phổ, LêĐại, Nguyễn bá Hoc, Đặng Kim Luân, Hoàng tăng Bí, Trần văn Đức, Nguyễn văn Vĩnh, Nguyễn hữu Tiến, Nguyễn đôn Phục, Hoàng tích Chu…..Muc đích của Phong trào là duy tân xứ sở và khai trí cho dân.Phương tiện hoạt đông là mở các lớp học miễn phí và tổ chức những buổi diễn thuyết để kêu gọi lòng yêu nước của người dân Việt Nam, đả phá những hủ tục, cổđông học chữ Quốc ngữ… Chữ Quốc ngữ được dùng để giảng dạy trong các lớp học.
“…Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đem ra tính trước dân ta,
Sách các nước sách Chi-na,
Chữ nào nghĩa ấy dịch ra tỏ tường.”
Trích “Bài hát khuyến học chữ Quốc ngữ” của Đông Kinh Nghĩa Thục(Xem phần Phụ lục)
Do tiếng vang và sự lớn mạnh của phong trào, nên chính quyền Pháp lo sợ và thu hồi giấy phép của Đông Kinh Nghĩa Thục vàđàn áp những người có liên quan đến phong trào.Phong trào bị chấm dứt tháng 11 năm 1907. Tuy hoạt động trong thời gian
ngắn, nhưng Đông Kinh Nghĩa Thục đã góp phần làm cho chữ Quốc ngữ được phát triển, và nhiều người biết đến và theo học, kể cả những người theo cựu học.
-
Lãnh vực báo chí
Trong giai đoạn đầu khi chưa có công trình sáng tác bằng chữ Quốc ngữ thì nhờ báo chí giúp cho chữ Quốc ngữđược phổ cập.
Những tờ báo đầu tiên dùng để phổ biến thông báo của chánh quyền và do nhà nước phát hành.Về sau, các người theo tân học, được đào luyện trong các trường Pháp-Việt đứng ra tổ chức các tờ báo, tạp chí đểphổ biến chữ Quốc ngữ và các tư tưởng Âu-Tây. Có thể nói, báo chí đóng vai trò rất quan trọng đầu tiên trong công cuộc truyền bá chữ Quốc ngữ.
Báo chí là lãnh vực mới đối với nước ta. Từ ngảy xuất hiện, báo chí quốc văn trải qua 3 giai đoạn (13)
Giai đoạn 1
Về hoạt động báo chí, trong Nam có tờ Gia Định Báo (1865), do chánh quyềnchủ trương, là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên xuất bản tại Sài Gòn, ngày 15/4/1865 do Ông Huỳnh tịnh Của làm chủ biên và từ 1869 Ông Trương Vĩnh Ký làm chủ bút.
Lúc đầu, Gia định Báo là công cụ thông tin của người Pháp, chuyên đăng các công văn, nghị định, thông tư của chính quyền Pháp. Đến khi ông Trương Vĩnh ký làm chủ bút, thì tờ báo mới có những mục biên khảo, thơ văn bằng chữ Quốc ngữ, cổ động học chữ Quốc ngữ. Gia định báo mở đường cho việc phổ biến chữ Quốc ngữ.
Tiếp theo nhiều báo khác do tư nhân sáng lâp, như Phan Yên Báo (1898-1899),Nhật trình Nam Kỳ (1883),tờ Nông Cổ Mín Đàm ra mắt tại Sài Gòn năm 1901-1921 và tờ Nhật báo tỉnh (1905) đều viết bằng chữ Quốc ngữ
Ở Bắc kỳ, năm 1892 Nha Kinh Lược cho xuất bản tờĐại Nam Đồng Văn Nhựt Báo. Năm 1905 tờĐại Việt Tân Báo viết bằng chữ Nho và chữ Quốc ngữ, do ông BaBut làm chủ nhiệm vàĐào Nguyên Phổ làm chủ bút. Năm 1907 hai ông Nguyễn văn Vĩnh và Phan Kế Bính chủ trương tờĐại Nam Đăng Cổ Tùng Thư (tức là tờĐại Nam Đồng Văn Nhật Báo năm 1892)
Trong thời gian nầy, các báo có mục đích đăng tin tức trong xứ và các công văn, mệnh lịnh của chánh quyền.
Giai đoạn 2
Trong thời kỳ nầy, số lượng báo xuất bản có gia tăng, tuy còn ít, nhưng góp phần vào việc thành lâp quốc văn, truyền bá rộng rãi chữ Quốc ngữ trong 3 miền đất nước.
Năm 1913 tờ ĐôngDương Tạp Chí do ông Nguyễn văn Vĩnh làm chủ bút, xuất bản tại Hà Nội.
Năm 1917 tờ Nam Phong Tạp Chí do Louis Marty sáng lập Ông Phạm Quỳnh làm chủ bút phần Việt ngữ, ông Nguyễn Bá Trác phụ trách phần Hán văn. Đến tháng 9/1919, Phạm Quỳnh trở thành Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Đến năm 1922 báo có thêm phụ trương tiếng Pháp. (14)
Năm 1918, tờ Nữ Giới Chung ( tiếng chuông của nữ giới) do Sương Nguyệt Anh làm chủ bút Sương Nguyệt Anh là thứ nữ của cụ Nguyễn đỉnh Chiểu.Tờ báo phát hành số đầu tiên ngày 1/2/1918, chủ trương nâng cao dân trí, đề cao vai trò của phụ nữ, khuyến khích công nông thương.
Tiếp đến làtờ Phong Hóa (1932), tờ Ngày Nay (1935) của Tự Lực Văn Đoàn do ông Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) chủ biên.
Giai đoạn 3
Báo chí có sự chuyển biến. Năm 1935 lệnh kiểm duyệt được bải bỏ, nên báo chí Quốc ngữ xuất bản nhiều hơn. Các tin tức và hình ảnh được đăng nhanh chóng, có các bài bình luận về thời sự, chuyên khảo về văn học, nghệ thuật, chánh trị,xã hội…Các báo trong thời kỳ nầy gồm: Ngày nay (1935), Nam Cường (1938), Tin tức (1938), Cấp tiến (1938)…
-
Lãnh vực dịch thuật và biên khảo
Dịch thuật và biên khảo bằng chữ quốc ngữ trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã góp phần làm chuyển biến đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam.
Các tác phẩm của các học giả, ngoài mục tiêu dịch thuật, còn có mục đích phổ biến rộng rãi chữ Quốc ngữ trong dân chúng. Đểđạt được mục đích trên, các tác giảđã sưu tầm, ghi chép hoặc dịch các tác phẩm văn chương gần gũi với sở thích của công chúng bình dân, rất phù hợp với thực tiễn văn hóa, xã hội Việt Nam. Có thể nói, các tác phẩm đáp ứng việc xã hội hóa chữ Quốc ngữ và tác động tích cực đến sinh hoạt văn hóa nước nhà trong giai đoạn giao thời.
Thửđiểm qua một số nhà tiền phong trong lãnh vực nầy:
* Petrus Trương vĩnh Ký (1837-1898). Có trên hàng 100 tác phẩm viết bằng Việt ngữ và các bản dịch Pháp ngữ các tác phẩm văn chương Việt Nam nổi tiếng như Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ Quốc ngữ đầu tiên), Đại Nam Quốc sử diễn ca (1875), Gia huấn ca (1881), Phan Trần(1889), Lục Vân Tiên (1889), Lục Súc tranh công (1887), ngoài ra còn có các tuyển tập và hồi ký…
* Huỳnh tịnh Của (1834-1907). Viết nhiều sách và truyện như Tục Ngữ Cổ ngữ, Gia Lễ quan-chế (1896), Ca trù thể cách (1904),Đại Nam Quốc Âm Tự Vị Tập I và II(1856-1896), Chuyện Giải buồn (1880), và chuyển dịch Quốc ngữ như: Thoại Khanh Châu Tuấn (1906), Quan Âm diễn Ca (1903),Chiêu Quân cống Hồ (1906)…
* Trương Minh Ký (1855-1900). Ông là nhà giáo. Cộng tác với tờ Gia Định Báo, Thông Loại Khóa Trình. Chuyên dịch chữ Hán ra chữ Quốc ngữ.
* Nguyễn văn Vĩnh (1882-1936). Có rất nhiều trước tác và dịch thuật. Các bài nghị luận rất có giá trị như : Xét Tật Mình, Phận Làm Dân, Nhời Đàn Bà, Hương Sơn Hành Trình (đăng trên Đông Dương Tạp Chí) Ông còn dịch nhiều tác phẩm từ Pháp Văn ra Quốc ngữ, như:Thơ ngụ ngôn của La Fontaine(Fables de La Fontaine), Truyện trẻ con của Perrault (Les contes de Charles Perrault),Mai nương Lệ cốt (Manon Lescaut), tiểu thuyết của Abbé Prévost, Ba người ngự lâm pháo thủ (Les trois mouquetaires), tiểu thuyết của Alexandre Dumas, Trưởng giả học làm sang(Le Bourgeois Gentilhomme của Molière)….
* Phan kế Bính (1875-1921). Có nhiều công trình biên khảo và dịch thuật. Về biên khảo gồm có Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện, Hưng Đạo Vương Truyện, Đại Nam Điều Lệ, Việt Nam Phong Tục, Việt Hán Văn Khảo. Các tác phẩm dịch thuật gồm có Đại Nam Liệt Truyện, Đại Nam Nhất Thống Chí, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa….
* Phạm Quỳnh (1890-1945). Ông đóng góp cho nền văn học Việt Nam những công trình to lớn trong các lãnh vực dịch thuật, trước tác và khảo cứu. Về khảo cứu gồm có Phật Giáo Lược Khảo, Khổng Giáo Luận, Hán Việt Văn Tự, Văn Chương Trong Lối Hát Ả Đào, Lịch Sử và Học Thuyết Ông Rousseau, Lịch Sử và Học Thuyết của Montesquieu, của Voltaire, của Roussseau, Thế Giới Tiến Bộ Sử..Loại dịch thuật
gồm: Phương pháp luận( Discours de la methode của Descartes), Đời Đạo lý(La vie sage của Paul Carton), Sách cách ngôn (Manuel của Epictète)….
* Nguyễn hữu Tiến (1875-1941). Văn nghiệp của ông bao gồm dịch thuật,trước tác và biên khảo . Về dịch thuật gồm có Lược Ký về Lịch Sử Nước Tàu, Học Thuyết Tư Tưởng nước Tàu, Nho Thuật và Nho Giáo nước Tàu, Lịch Sử và Sự Nghiệp Tư Mã Thiên.vv. Trước tác và biên khảo về thơ, phú trong văn học nước nhà….
* Trần trọng Kim (1883-1953). Ông là một nhà mô phạm, một sử gia, có nhiều công trình biên khảo bao gồm nhiều lãnh vực: giáo dục, sử học và tư tưởng. Về giáo dục phải kể đến Sơ học Luân Lý, Luân lý Giáo khoa thư, Sư Phạm Khoa Yếu Lược, Sơ học An Nam Yếu lược, Sư phạm Yếu lược, và Việt Nam Văn Phạm (viết chung với Phạm duy Khiêm và Bùi Kỷ), Việt Nam Văn Phạm (viết chung với Bùi Kỷ và Nguyễn mạnh Tường), Quốc văn giáo khoa thư 3 tập : Lớp Đồng Ấu, Dự Bị và SơĐẳng (soạn chung với Nguyễn văn Ngọc, Đặng đình Phúc, Đỗ Thận, Nguyễn văn Thọ) .Về sử có Việt Nam Sử Lược. Các công trình biên khảo như Nho Giáo, Phật Lục , Truyện Thúy Kiều chú giải, Phật giáo thuở xưa và nay ….
Đây là giai đoạn đánh dấu một bước chuyển tiếp trong nền văn học chữ Quốc ngữ.
-
Lãnh vực văn học
Khi nói đến sự tương quan giữa ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, không thể không nghĩ đến vai trò của văn học.Nhờ có chữ viết mới có tác phẩm văn học, và nhờ có văn học, chữ viết mới hoàn chỉnh và phát triển.Văn học góp phần xây dựng và phát triển văn hóa. Thật vậy, vai trò của văn học, nói chung làgạn đục khơi trong, chỉ ra những cái bất cập, cái hủ tục, tệ nạn cần loại bỏ trong đời sồng văn hóa dân tộc, đề xướng một mô hình văn hóa tốt đẹp,và làm giàu cho ngôn ngữvăn tự của một nuớc.
Tại Việt Nam, phong trào sáng tác bằng chữ Quốc ngữ ở miền Nam xảy ra trước miền Bắc, vì Nam kỳ thuộc địa Pháp nên chữ Quốc ngữ được phổ biến sớm hơn.
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ “ Truyện thầy Lazaro phiền” của Nguyễn trọng Quản phát hành năm 1887, “Phan Yên ngoại sử” (1910) của Trương duy Toản, “ Hà Hương phong nguyệt (1912) của Lê Hoằng Mưu, “Nghĩa hiệp kỳduyên (1920) của Nguyễn chánh Sắc…. và tiếp đến các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (15)
Riêng Hồ Biểu Chánh, trong khoảng thời gian 1912-1931 đã cho ra đời 18 tiểu thuyết, phóng tác nhiều tác phẩm của của phương Tây, được xem như là có công đóng góp việc hình thành nền văn học nói chung và nền tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được đa số quần chúng đón nhận. Nội dung tiểu thuyết đề cập đến xã hội nông thôn miền Nam, cuộc sống của người dân ở nông thôn và thành thị, quan hệ gia đình của người dân Nam Bộ. Hồ Biểu Chánh đứng trên lập trường đạo đức, phê phán mặt trái xấu xa của xã hội. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Ai làm được, Chúa tàu Kim quy, Cay đắng mùi đời, Nhân tình ấm lạnh, Thầy thông ngôn, Ngọn cỏ gíó đùa, Chút phận linh đinh, Vì nghĩa vì tình, Con nhà nghèo, Con nhà giàu, Cha con nghĩa nặng, Khóc thầm, Tỉnh mộng.. ..
Mãi đến thập niên 20, tại miền Bắc mới có những tác phẩm văn chương bằng chữ Quốc ngữ. Hai cuốn tiểu thuyết phát hành vào năm 1925 đánh dấu cho giai đoạn mới của nền tiểu thuyết Việt Nam nầy làQuả Dưa Đỏ của Nguyễn trọng Thuật vàTốTâm của Hoàng Ngọc Phách. Sau đó nhiều tác phẩm đủ mọi khuynh hướng: tiểu thuyết, bút ký, phóng sự, tình cảm và phong tục, luận đề vềái tình, luân lý, xã hội, trinh thám…được xuất bản.
Tuy trong khoảng thời gian ngắn non 20 năm, bô môn tiểu thuyết ở Việt Nam tiến triển rất mạnh, về số lượng cũng như về nghệ thuật và tư tưởng, góp phần phát triển chữ Quốc ngữ vả phát huy nền văn hóa nước nhà.
Tuy bên cạnh khuynh hướng ái tình lãng mạn còn có khuynh hướng bình dân, cải cách xã hội, mô tả nỗi khốn cùng của hạng người bịáp bức trong xã hội. Các nhà văn thuộc khuynh hướng cải cách xã hội được biết đến trong “Nhóm Tự Lực Văn Đoàn”, và các văn thi sĩ khác.
4.1. Tự Lực Văn Đoàn
Tự Lực Văn Đoàn chính thức thành lập năm 1933 do Ông Nhuyễn tường Tam, bút hiệu Nhất Linh lãnh đạo, Cơ quan ngôn luận của Văn Đoàn là tờ báo Phong Hóa. Năm 1936, tờ Phong Hóa bị đóng cửa, thì tờ Ngày Nay thay thế.
Tự Lực Văn Đoàn có tôn chỉ rõ rệt. Về nội dung, chủ trương đả phá các hủ tục lỗi thời,mê tín dị đoan, tệ quan liêu trong xã hội Việt Nam. và cải cách xã hội theo quan niệm mới.
Về hình thức, dùng văn chương giản dị, dùng it từ Hán Việt để dễ phổ biến trong quảng đại quần chúng.
Các tác giả trong Văn Đoàn đã viết các tiểu thuyết Luận Đề hoặc tiểu thuyết Phong tục, để đả kích quan niệm lỗi thời về gia đình, hôn nhân và đề cao hạnh phúc cá nhân, xây dựng con người mới.Viết về dân quê, phong tục thôn quê sinh hoạt của người dân nơi đồng ruộng Việt Nam
Các nhà văn trong nhóm Tư Lực Văn Đoàn gồm có:
* Nhất Linh (Nguyễn tường Tam: 1906-1963). Ông là tiểu thuyết gia có khuynh hướng cải cách. Các tác phẩm của ông (từ 1935-1942) phơi bày các hủ tục lỗi thời trong xã hội Việt Nam cần phải sửa đổi. Đoạn Tuyệt và Lạnh Lùng là hai tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng đó. Các tác phẩm khác: Nho Phong, Gánh Hàng Hoa (viết chung với Khái Hưng), Hai Buổi Chiều Vàng vv..
* Khái Hưng (Trần Khánh Dư:1896-1947). Ông viết đủ thể loại,: chuyện dài, chuyện ngắn, kịch, tiểu thuyết. Tác phẩm tiêu biểu: Nửa Chừng Xuân, Gia đình, Thừa Tự, Thoát Ly nói lên sự xung đột giữa mới và cũ trong mọi khí cạnh trong gia đình.
Truyện dài: Hồn bướm mơ Tiên, Nữa Chừng Xuân, Gánh Hàng Hoa,(viết chung với Nhất Linh), Trống Mái, Tiêu Sơn Tráng Sĩ, Những Ngày Vui, Hạnh , Đẹp.
Truyện ngắn: Giọc đường Gió Bụi, Anh Phải Sống ( viết chung với Nhất Linh), Tiếng Suối Reo, Đợi Chờ, Đội Mũ lệch. Kịch: Tục lụy, Đồng Bịnh.
Hoàng Đạo (Nguyễn tường Long:1907-1948). Tiểu thuyết của ông có khuynh hướng xã hội Tư tưởng ấy chứa đựng trong các tác phẩm tiêu biểu: Con đường sáng, Tiếng Đàn, Mười điều tâm niệm.
Thạch Lam (Nguyễn tường Lân:1910-1942).Các tác phẩm chính: Gíó đầu mùa , Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Nắng trong vườn , Ngày mới , Sợi tóc, Hà Nội ba sáu phố phường (bút ký)
Trần Tiêu(em Khái Hưng:1900-1954) .Chuyên viết về dân quê, phong tục thôn quê, sinh hoạt của người dân nơi đồng ruộng Việt Nam. Tác phẩm tiêu biểu: Con trâu, Truyện quê. vv..
Thế Lữ. (Nguyễn thứ Lễ: 1907-1989).Ông đả phá mê tín dị đoan, thói hư tật xấu. Các tác phẩm tiêu biểu: Vàng và Máu, Bên đường thiên lôi. Lê Phong phóng viên, Gói thuốc lá , Gió trăng ngàn, Trại Bồ Tùng Linh, Dương Quý Phi…
Tú Mở (Hồ trọng Hiếu:1900-1976).Tác phẩm của ông đủ thể loại: thơ, diễnca, chèo, tuồng, nghiên cứu …Ông chuyên đả phá tệ trạng xã hội, đả phá tệ quan liêu.
Và các nhà văn cộng tác với Tự Lực Văn Đoàn là: Huy Cận, Trọng Lang, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ.
4.2.Các nhà văn khác
Ngoài các nhà văn trong nhóm Tư Lực Văn Đoàn, còn có các nhà văn khác trong giai đoạn 1932-1945 mà các tác phẩm của họ hướng về đời sống khối dân quê và thợ thuyền lao động, vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội: Lan Khai(1906-1945),
Nguyễn công Hoan (1903-1977), Ngô tất Tố (1894-1954),Vũ Trọng Phụng (1911-1939),Lê văn Trương(1906-1964)
4.3. Các Nhà Thơ Mới
Văn học Việt Nam trong giai đoạn 1932-1945 ngoài thể loại tiểu thuyết, còn có phong trào thơ mới, mở đầu cho phong trào thơ mới viết bằng chữ Quốc ngữ. Các nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới như:
* Thế Lữ
Thế Lữ có thể coi là người tiên phong trong phong trào thơ mới .Các bài thơ tiêu biểu: Hổ Nhớ Rừng, Tiếng Trúc tuyệt vời, Cây đàn muôn điệu,Vẻ đẹp thoáng qua,Giây phút chạnh lòng vv..
* Lưu trọng Lư (1911-1991). Tập thơ Tiếng Thu
* Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu:1916-1985). Tập Thơ Thơ của Xuân Diệu nói lên tình yêu tuổi trẻ, vẻ đẹp thiên nhiên.
* Huy Cận (Cù Huy Cận:1919-2005). Tập thơ Lửa Thiêng cũng nói về tình yêu thiên nhiên..
* Hàn Mạc Tử (1912-1940). Thi ca của ông ca tụng tình yêu, còn chứa đựng lẽ nhiệm mầu của Đạo..
* Đằng Phương (Giáo sư Nguyễn ngọc Huy: 1924-1990). Ông là nhà chánh trị, nhà văn, nhà thơ Hiện nay, người ta sưu tập gần 60 tác phẩm của ông. Về thơ, trong tập thơ Hồn Việt, hai bài thơ tiêu biểu mà 60 năm về trước làm xúc động bao thanh niên yêu nước, được đưa vào sách giáo khoa : Anh Hùng Vô Danh và Ngày Tang Yên Bái.
Tóm lại, trên đây là những nhà văn,thi sĩ và các tác phẩm tiêu biểu. Còn rất nhiều nhà văn khác (cũ và mới) chưa nhắc đến đã góp phần đưa chữ Quốc ngữ vào nền văn học và phát huy nền văn hóa nước nhà (16)
V. Kết luận
Vai trò của chữ Quốc ngữ trong các lãnh vực giáo dục, báo chí, biên khảo, dịch thuật và văn học đã góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa nước nhà.
Trải qua hàng ngàn năm nền văn họcViệt Namchịu ảnh hưởng của của văn học Trung quốc. Quảng đại quần chúng sống trong cảnh nghèo khó tối tăm, it người dám lo nghĩ đến việc học hành, chỉ trừ một số thượng lưu trí thức. Chữ Hán rất khó học và chữ Nôm càng khó hơn vì là do chữ Hán ghép lại để có thể đọc theo quốc âm. Do sự khiếm khuyết trên mà việc học khó phát triển trong dân chúng.
Sự ra đời của chữ Quốc ngữđã góp phần nâng cao dân trí, giúpđa số dân chúng thoát cảnh thất học. Thật vậy, chữ Quốc ngữ làmột thứ chữ rất tiện lợi và dễ học nên đa số quần chúng học và đọc được những tác phẩm sáng tác bằng chữ Quốc ngữ hay được dịch từ các tác phẩm Hán, Nôm và các tác phẩm Phương Tây..
(17)
Lich sử cho thấy “Thực dân dự định dùng chữ Quốc ngữ ấy để bành trướng văn hóa và tư tưởng của kẻ thống trị. Họ lại đồng thời dựa vào sự sử dụng chữ Quốc ngữ để làm lan truyền ngôn ngữ Pháp và mở mang nền tảng học vấn hoàn toàn Pháp. Nhưng những nhà văn Việt Nam đã quay ngược được mũi giáo, và lợi dụng chính phương tiện của địch thủ để tạo ra một con đường văn hóa mới.(18)
Ghi chú
1.Dương Quảng Hàm (1968).Việt Nam Văn Học Sử Yếu. In lần thứ mười. NXB: Trung Tâm Học Liệu-Bộ Giáo dục (VNCH). Trang 34, trang 404-405.Sau nầy ghi Dương quảng Hàm/VHSY
- Chữ viết. Wikipedia tiếng Việt
3.Nguyễn văn Bon (2009). Tiếp chuyển những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam sang thế hệ trẻ tại hải ngoại. Tập san số 3 Nghiên cứu văn hóa Đồng Nai & Cửu Long, Úc Châu trang14-16)
4.. Mặc Giao. (2004).Môt Cách Nhìn Khác về Văn Hóa Việt Nam. In làn thứ nhứt. 2. NXB: Tin Vui Hoa Kỳ, trang 85. Sau nầy ghi Mặc Giao/VHVN
- Nguyễn ngọc Huy(1989).Quốc Triều Hình Luật. Quyển A. Viet Publisher Thư quán ,USA, trang 20.
- TS Nguyễn tường Bách. Về chữ Quốc ngữ. Cái chết siêu việt của Nguyễn văn Vĩnh http://www.docago.wordpress.com/tiensi-nguyen-tuong-bach
- Nguyễn đình Đăng, Sự ra đời của chữ Quốc ngữ
http://www.docago.wordpress.com/tiensi-nguyen-tuong-bach
8 Phạm Đức Dương. Lich sử các loại chữ viết Việt Nam. Hành trình của chữ Việt.
Nam http//vietsciences.free/Vietnam/tiengviet/lichsucacloaichuviet
- Phạm Thế Ngũ.Việt Nam Văn Học Sử- Giản Ước Tân Biên- Văn học Hiện Đại 1862-1945.. In lần thứ nhứt . NXB: Anh Phương, Năm Ất Tị. (không ghi ngày tháng năm theo dương lịch và quốc gia nơi xuất bản.) Trang 62-63.
10Nguyển văn Bon (2014). Nhìn lại nền giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975. Giáo dục dưới thời Pháp đô hộ.Tập san 8 : Nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long, Úc Châu (trang 89-90). Sau nầy ghi Nguyễn văn Bon/DNCL
- Mặc Giao/VHVN, trang 106.
- Nguyển văn Bon/DNCL trang 91
13.. Dương Quảng Hàm/VHSY, trang 426-428)
- Mặc Giao/VHVN,trang108
- Nguyễn Thúy Minh. Vai trò của chữ Quốc ngữ trong bảo tồn và phát huy văn
hóa Việt Nam. https//www.google.com.au
- a/Hiệp định Geneve 1954 chia đôi đất nước, miền Bắc Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản, miền Nam sống dưới chế độ tự do. Đa số các nhà văn tên tuổi đã di cư vào Nam, còn một số vì hoàn cảnh đặc biệt phải ở lại đất Bắc.
Trong Miền Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, các tiểu thuyết, văn thơ, giáo dục, tư tưởng, học thuật.. được phát triển tư do.Các văn nghệ sĩ vẫn tư do sáng tác theo quan điểm và suy nghĩ của mình, kể cả có những cây bút công khai đả kích chế độ.
Thêm vào đó, tự do xuất bản được khuyến khích nên góp phần thúc đẩy văn học miền Nam tự do phát triển. Cho đến ngày 30/4/1975Miền Nam bị sụp đổ và hoàn toàn bị đặt dưới chế độ Cộng Sản. Một số văn nghệ sĩ bị tập trung cải tạo, còn đa số di tản ra nước ngoài tiếp tục sáng tác.
b/Còn có nhiều nhà văn khác, sáng tác, viết tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ. Như Nguyễn bá Học (1857-1921), Phạm Duy Tốn (1883-1921), Bà Tương Phố , Nguyễn khắc Hiếu (1889-1939) tức Tản Đà, Lâm tấn Phát (1906-1969) tứcĐông Hồ …
17.Lê kim Ngân, Võ Thu Tịnh, NguyễnTường Minh(1960). Văn học Việt Nam
Thế kỷ XX.Phần kim văn. NXB: Văn Hiệp. Saigon (Việt Nam), trang 16-17.
- Vũ ngọc Phan (1960).Mấylời của nhà xuất bản.Trong Nhà Văn Hiện Đại,
Quyển bốn (tập thượng).NXB:Thăng Long,Sài Gòn(Việt Nam).In lần III, trang 1A,2A)
Tài liệu tham khảo khác
- Devito,J,A.(1991). Social aspects of language and verbal interaction- Language as a social institution. In Human communication.Fifth edition. Harper Collins Publishers,New York (USA)
- Duyên Hạc Lê thái Ất (2003).Văn hóa Việt Nam. In lần thứ hai. NXB: Vietnamese culture, Hoa Kỳ.
- Đỗ,Thi Kim Liên(1999).Ngữ pháp tiếng Việt Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội (VN)
- Nguyễn đình Hòa (1994). Vietnamese literature: A Brieft Survey.SanDiego, California San Diego State University.
- Nguyễn, Kim Thản (1997). Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội (VN).
- Võ Phiến (1986). Hai mươi năm văn học miền Nam. Nhà Xuất bản:Văn Nghệ, TP. HCM (VN).
- Vũ tiến Huỳnh (1999). Phê bình- bình luận văn học: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam.Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, TP HCM (VN).
- Vũ ngọc Phan (1960). Nhà văn hiện đại (Biography of famous Vietnameseauthors). Phê binh văn học. NXB: Đại Nam (VN).
Phụ lục
- Phân biệt “đá”=đá cầu và “đá”=hòn đá
- Mẩu Chữ-nôm Chuyển qua Quốc ngữ
The first six lines of the poem The Tale of Kiều
Source: http://en.wikipedia.org/wiki/Truyen_Kieu
- Bài hát khuyến học chữ Quốc ngữ
Đấng làm trai sinh trong trời đất,
Phải sao cho rõ mặt non sông.
Kìa kìa mấy bậc anh hùng,
Cũng vì thủa trước học không sai đường.
Cuộc hoàn hải liệt cường tranh cạnh,
Mở trí dân giàu mạnh biết bao.
Nước ta học vấn thế nào,
Chẳng lo bỏ dại nhẽ nào được khôn.
Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đem ra tính trước dân ta,
Sách các nước sách Chi na,
Chữ nào nghĩa ấy dịch ra tỏ tường.
(Trích thơ ca Đông Kinh Nghĩa Thục)
(Xem bản gốc phía dưới)
Ghi chú: Cóđiều chỉnh: chữ Quốc ngữ thay vì chữ quốc ngữ
(Trích thơ ca Đông Kinh Nghĩa Thục)
Nguồn:http://www.chungta.com. Một thiếu sót trong
văn học sử Việt Nam: Đông Kinh Nghĩa Thục.
Nhà văn Thiếu sơn (1908-1978)