ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ

Cổ vũ lòng yêu thích các trò chơi hữu ích cho sự luyện tập trí óc trong cộng đồng người Việt

Ô Chữ Việt Nam có dấu OCD218 và NN-21


Ô Chữ OCD218


image002

Hướng dẩn Ô chữ OCD218


image004

Ô CHỮ NN-21

 Tác giả: Lưu Huỳnh
(Tuần báo Ngày Nay, số 38 – 21.7.2016)


image006

Hướng dẩn Ô chữ NN-21


HÀNG NGANG:

1. Tên gọi lịch sử của đất thủ đô, bắt đầu từ năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
3. Từ dùng để chỉ người đàn ông đứng tuổi hoặc được kính trọng.
5. Từ cũ trong văn chương để ví cảnh trai gái dập dìu, tấp nập.
7. Hình ảnh sóng nước mùa thu, thường dùng để ví ánh mắt sáng lóng lánh của người phụ nữ đẹp.
8. Có dáng điệu, cử chỉ tỏ ra bình tĩnh, thư thái, không có gì lo lắng, hoặc vội vã.
9. Chậm, muộn hơn giờ đã định.
10. Thỏa thuận với ai đó cùng làm việc gì trong một thời gian cụ thể sắp tới.
11. “Chia tay gan thắt ruột bào/ Đêm ngày … dầu hao canh tàn.” (ca dao).
14. Chất kết tinh có vị ngọt, được chế từ mía hoặc củ cải đường.
15. Mùi vị thơm.
16. Loài côn trùng siêng năng, hút nhụy hoa làm mật.
17. Tên gọi xưa của phố Hàng Ngang (Hà Nội), nơi có nhiều người Quảng Đông sinh sống và buôn bán thời đó.

HÀNG DỌC:

1. Quận nằm ở phía Bắc nội thành Hà Nội, nơi có đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc…
2. Loài chim cùng họ với cò, nhưng lớn hơn, mỏ dài và cong.
3. Cửa ô ở về phía Đông của tòa thành bao quanh kinh thành Thăng Long xưa, là cửa ô duy nhất còn giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.
4. Bàn giao nhiệm vụ cho người thuộc phiên làm việc tiếp theo.
6. Nhạc sĩ nổi tiếng với những ca khúc viết về Tây Nguyên như Đôi mắt Pleiku, Ly café Ban Mê…
9. Cầu thủ hoạt động ở vị trí tuyến đầu, có nhiệm vụ chủ yếu là tiến công, ghi bàn.
12. Loại nước chấm làm từ gạo nếp (hoặc ngô), đậu nành và muối.
13. Hồ nước nhân tạo trên sông Đồng Nai, là nơi trữ nước để cung cấp cho nhà máy thủy điện cùng tên.

Lời giải Ô Chữ OCD217 và Ô Chữ NN-20


image008