ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ

Cổ vũ lòng yêu thích các trò chơi hữu ích cho sự luyện tập trí óc trong cộng đồng người Việt

Kỳ BK048

Posted by thuanhoa on 24/02/2012

 

Bạn có thấy ?

  1. Có gì thay đổi trong mục “Sudoku Tài liệu” ?
  2. Có gì mới trong hồ sơ “Các đề tài bổ túc về Sức khoẻ và Y học” trong mục “Từ điển – Y học – Tra cứu” ?

 Năm 2012 có gì lạ ?

Mời quý độc giả  xem phần trả lời của 6 câu hỏi của năm 2012 sau đây:

  1. Năm 2012 có gì lạ?   – Có 366 ngày.
  2. Tháng 2 năm 2012 có gì lạ?   – Có 29 ngày.
  3. Ngày 21/02/2012 có gì lạ?   – Đọc xuôi ngược như nhau (palindrome)
  4. Ngày 12/12/2012 có gì lạ?   – Có 3 số 12
  5. Ngày 21/11/12 có gì lạ?   – Đọc xuôi ngược như nhau
  6. Ngày 21/12/2012 có gì lạ?   – Ngày chấm dứt đại chu kỳ 5,126 năm của lịch “Tính dài” của người Maya

————————–


Bài mới: Kỳ BK048- Bài DVSN048 – Phiếm CP048

Mời đọc bài Đọc Vui và Suy Nghĩ mới nhất: “Bài DVSN048 trong tiểu mục “DVSN kỳ nầy” của mục “Đọc Vui và Suy Nghĩ”.

Mời độc giả giải khung Sudoku BSU048 , khung Ô Chữ BOC048 và các bài Toán Vui BTV048a, BTV048b trong bài Đọc Vui và Suy Nghĩ DVSN048 kỳ nầy.

Mời xem Lời Giải của Sudoku BSU047, Ô chữ BOC047, Toán vui BTV047a, BTV047b của kỳ trước BK047 trong DVSN048.

Mời đọc Chuyện Phiếm mới nhất: “Đôi nét về Toán học cổ Hy lạp” trong tiểu mục “Phiếm kỳ nầy” của mục “Chuyện Phiếm Khoa Học”.

Mời giải Ô chữ Việt Nam có dấu “OCD032”, trong mục “Ô Chữ Việt Nam có dấu“.

Mời xem Lời Giải của Ô chữ VN có dấu “OCD031” của kỳ trước trong “OCD032”.

Mời ôn lại các Quy luật Sudoku về  “Hình chữ nhật duy nhất ” trong tiểu mục “SU- Sudoku Quy luật”.

Mời thực tập khung Sudoku thứ 6 “GU006” trong tiểu mục “GU – Sudoku Thực tập”.

Mời đọc Chuyện Vui Buồn mới “Thằng ăn cắp”, trong mục “Chuyện Vui Buồn”.

Mời đọc lại Bài Nên Đọc  “Toán Thơ, Thơ Toán trong Dân Gian”, với Phần Bổ Túc của tác giả TS Nguyễn Vĩnh Tráng, trong mục “Bài Nên Đọc”.

Mời đọc và góp ý các Kết quả Nghiên cứu trong mục “Kết quả Nghiên cứu” .

Bạn cần hiểu biết, cần phiên dịch về từ ngữ, bạn cần tra cứu về ngày, giờ, dương lịch, âm lịch, đất nưước, con nguười, bạn thường âu lo về sức khoẻ, thực phẩm, bịnh tật, y tế, v v …… Xin đừng quên tham khảo mục “TỪ ĐIỂN-Y HỌC-TRA CỨU” ở cuối “Mục Lục“.

Bạn tìm được một công thức toán học mới ở trình độ trung bình? lời giải của một bài toán hóc búa? vv … Mời bạn gởi đăng ở mục Kết quả Nghiên cứu”.

6 Responses to “Kỳ BK048”

  1. Lưu Huỳnh said

    Chào TS Thuận Hòa,
    Tôi là một người đam mê trò chơi Ô chữ và thường gửi bài cộng tác cho các báo.
    Nay, tôi vô tình biết được Ô chữ cũng được giới thiệu trên trang web này, vì vậy, tôi cũng muốn gửi bài Ô Chữ của mình đến cộng tác.
    Xin hỏi tôi sẽ gửi qua địa chỉ email nào? Hình thức ô chữ như thế nào?
    Trân trọng,
    Lưu Huỳnh

    • thuanhoa said

      Thân gởi cậu Lưu Huỳnh,

      Thành thật cám ơn cậu Lưu Huỳnh. Tôi rất hân hạnh được sự cộng tác của cậu.
      Tôi rất cần người giúp làm những “Ô Chữ Việt Nam có dấu”. Hiện nay, có cậu
      Thiên Vương ở trong nước tình nguyện giúp tôi một phần. Cậu Thiên Vương hi
      nay rất bận việc nên phải rất cố gắng mới có bài gởi cho tôi.

      Vài hướng dẩn để giúp cậu bắt đầu:

      1) Ô chữ bằng Việt ngữ có dấu
      2) Khung: tuỳ cậu chọn 9×9, 11×11, 13×13, 15×15, chẳn cũng được, thí dụ 10×10, 12×12, …
      3) Các ô đen phải đối xứng qua trung điểm của khung. Đây là điều kiện rất quan trọng.
      4) Các số hướng dẩn ghi trong các ô trống nên nhỏ, đậm, ở trên góc trái của ô.
      Chỗ nào cần điền hơn một mẫu tự là phải có số hướng dẩn.
      5) Tránh dùng những chữ có ý chính trị
      6) Quy ước: a) Chữ viết liền nhau, không kể khoảng trống và dấu nối
      b) Nếu tên gồm nhiều chữ, hướng dẩn số mẫu tự của các chữ,
      Thí dụ: Một tỉnh ở miền Đông (4,3) => BIÊNHOÀ
      c) Về dấu hỏi (?), ngã (~), dấu và âm (thí dụ: HOÀ, không phải HÒA)
      Cố gắng cho đúng được phần nào hay phần đó, đúng càng nhiều càng tốt,
      nhưng uyển chuyển, không cần gắt quá

      Trên đây là đại khái vài lời hướng dẩn, cậu có ý kiến gì xin cho tôi biết để chúng ta
      bàn luận thêm

      Bài của cậu sẽ đăng xen kẻ với bài của Thiên Vương, tức là nửa tháng một bài. Trên mỗi
      bài, sẽ có tên hay biệt hiệu và e-mail của cậu để độc giả tiếp xúc nếu cần. Xin cậu
      cho tôi biết những chi tiết nầy.

      Cũng xin nói rõ với cậu, công việc của chúng ta là thiện nguyện, là để phát động phong
      trào chơi Sudoku, chơi ô chữ để giúp phát triển trí óc trong cộng động người Việt trong
      cũng như ngoài nước, như tôn chỉ của blog đã đề ra.

      Chúc cậu và quý quyến đựợc an khương và hạnh phúc.

      Thân,
      Thuận Hoà

  2. Chào TS Thuận Hòa, và bạn Lưu Huỳnh.
    Tôi không phải là một người thường xuyên giải ô chữ, lại càng không thể biết cách tạo ô chữ ! Sở thích hiện nay của tôi là tìm cách thể hiện một số trò chơi, bài học đơn giản lên trang web (chỉ sử dụng HTML và Javascript, không dùng php và SQL). Thời gian gần đây tôi có tìm hiểu cách tạo trò chơi ô chữ của những trang web nước ngoài mà người xem có thể chơi trực tuyến, không phải vẽ lại ô chữ. Và từ đó tôi đã thực hiện thành công cách thể hiện trò chơi trực tuyến cho ô chữ Việt Nam.

    Vì vậy, tôi mong muốn được trao đổi cùng TS Thuận Hòa, bạn Lưu Huỳnh và những người Việt có khả năng tạo ô chữ, để nếu được, cho phép tôi cộng tác việc thể hiện ô chữ trên trang mạng hoặc cho phép tôi tự thể hiện các ô chữ đó lên trang web riêng của tôi, cũng chỉ với mục đích để phổ biến rộng rãi trò chơi ô chữ và “cung cấp cho độc giả phương tiện để vừa giải trí vừa tập luyện trí não của mình cho linh hoạt, nhạy bén, trí nhớ được bảo vệ tránh phải bị suy đồi theo thời gian.” tương tự như TS Thuận Hòa đã thực hiện.

    Rất mong nhận được hồi âm của TS Thuận Hòa (nếu được, xin vui lòng gởi vào email của tôi). Cũng mong TS vui lòng cho tôi địa chỉ e-mail của bạn Lưu Huỳnh để tôi có dịp trao đổi thêm cùng bạn Lưu Huỳnh về ô chữ.
    Xin cảm ơn.
    Danh Nguyễn

    • thuanhoa said

      Chào ông Danh Nguyễn,
      Thuận Hoà thành thật cám ơn ông đã đọc “Đọc Vui và Suy Nghĩ”. T.H. rất tán thành và mong mỏi bạn đọc gởi “Ô Chữ VN có dấu” đến ĐVSN và nếu một số điều kiện căn bản được thoả mản, thì bài sẽ được đăng lên ĐVSN vơí đầy đủ tên và điện thoại của tác giả.
      T.H. sẽ có thư riêng gởi đến ông để bàn luận thêm.
      Thân chào,
      Thuận Hoà

  3. Tomura Ryobo said

    Lần đầu tiên vào trang này, tình cờ đọc “Thí dụ giải ô chữ Việt Nam không dấu”, thấy có lỗi lầm sau đây về tiếng Việt. Hình ví dụ có cụm từ “Đo đạt  DODAT”. “Đạt” là sai. Phải là “đạc”. “Đo đạc” chứ không phải “đo đạt”.
    Hãy tra Hán Việt Tự Điển Thiều Chửu (http://vietnamtudien.org/thieuchuu/) sẽ thấy: đây vốn là chữ Hán Độ/Đạc度.
    Lại nữa, tra Đại Tự Điển Tiếng Việt, Nhà XB Văn Hóa Thông Tin, trang 643, cột phải, dòng 12, cũng sẽ thấy ghi “Đo đạc”.

    • thuanhoa said

      Kính ông Tomura Ryobo
      Thuận Hoà thành thật cám ơn ông đã chỉ cho chỗ sai. Sẽ tìm chỗ sai để sửa.
      Kính
      Thuận Hoà

Leave a comment