ĐỌC VUI VÀ SUY NGHĨ

Cổ vũ lòng yêu thích các trò chơi hữu ích cho sự luyện tập trí óc trong cộng đồng người Việt

CP119 – Người Hindu cỗ làm toán nhân như thế nào ?



Ở thời cổ Ấn Độ, người Hindu có một khung cát với các ngăn đại khái như trong Hình 1 để làm toán nhân. Bây giở, chúng ta có thể diễn tả lại phương cách đó chỉ bằng một tờ giấy và một cây bút.

Khung cát có thể có ít hay nhiều ngăn tùy thuộc nơi số con số của 2 thừa số. Mỗi ngăn chia ra 2 phần bằng một đường chéo. Phần bên trái dành cho con số hàng chục. Phần bên phải dành cho con số hàng đơn vị,

image002

Hình 1 là một khung cát để lảm bài toán nhân mà số thứ nhất gồm 3 con số và số thứ hai gồm 2 con số. Số thứ nhất viết ở trên và ngoài khung, mỗi con số ở 1 cột. Số thứ hai viết bên phải và ngoài khung, mỗi con số ở 1 hàng như trong Hình 2.

Các con số ngoài khung ở hàng ngang và hàng dọc nhân với nhau và kết quả được viết vào các ô tương ứng trong khung. Số hàng chục ở trong phân nửa bên trái của ô và số hàng đơn vị ở trong phân nửa bên phải của ô.

Thí dụ:   Với bài toán nhân 654 x 73   thì ta có các trị số như trong Hình 2.

Kết quả của phép nhân có được bằng cách cộng số trong các cột xiên trong khung cát. Nếu kết quả lớn hơn hay bằng 10, chỉ viết số ở hàng đơn vị, số ở hàng chục được đưa qua cột xiên kế tiếp bên trái.

Theo kết quả trong Hình 2, thì    654 x 73 = 47742.

Áp dụng phương pháp khung cát vào 2 bài toán nhân phức tạp hơn sau đây:

654 x 827   và  7698 x 9463

image004

Theo Hình 3, thì:       654 x 827 = 540858.

image006

Theo Hình 4, thì         7698 x 9463 = 72846174

Thuận Hoà