QLSU09 – Điểm gặp gỡ của 2 chuỗi điền số phát xuất từ 1 ô có 2 trị khả dụng
Một ô có 2 trị khả dụng có thể là điểm phát xuất của 2 chuỗi điền số. Mỗi chuỗi ứng với một trị khả dụng của ô. Trị của mỗi ô trong chuỗi điền số có thể suy ra từ những trị tạm đã điền cho những ô đi trước của chuỗi.
Nếu 2 chuỗi gặp nhau ở cùng một ô với cùng một trị khả dụng của ô, thì trị khả dụng đó chính là trị thật sự của ô đó.
Từ đó, ta có Quy luật về điểm gặp gỡ của 2 chuỗi điền số:
Khi 2 chuỗi điền số phát xuất từ 1 ô chỉ có 2 trị khả dụng gặp nhau ở cùng 1 ô với cùng 1 trị khả dụng của ô đó, thì trị khả dụng nầy chính là trị thật sự của ô đó.
Quy luật nầy thường được sử dụng ở cuối lời giải khi trị khả dụng của các ô trống đã được xác định rõ ràng và khi không có quy luật đơn giản nào có thể giúp tiếp tục.
Thí dụ 1: Xét khung Sudoku sau đây:
Ô I8 có 2 trị khả dụng là 4 và 8. Xét 2 chuỗi điền số phát xuất từ ô I8.
Chuỗi 1: I8 = 4 => G8 = 3 => G5 = 4 => B5 = 8 => B4 = 4
Chuỗi 2: I8 = 8 => H8 = 3 => H6 = 8 => F6 = 3 => F4 = 8 => B4 = 4
Dù ô I8 có trị 4 hay 8, ô B4 luôn luôn có trị 4.
Suy ra: 4 là trị của ô B4 => B4 = 4
tức là: Trị khả dụng chung ở ô gặp gỡ là trị thật sự của ô đó.
Chú thích: Dấu ‘+’ và ‘-‘ có thể thêm vào các trị tạm của 2 chuỗi điền số để phân biệt 2 chuỗi đó. Trị tạm thời có cả 2 dấu ‘+’ và ‘-‘ của một ô chính là trị thật sự của
ô đó.
Thí dụ 2: Xét khung Sudoku dưới đây:
Xét 2 chuỗi điền số phát xuất từ ô D6 với 2 trị khả dụng 3 và 7.
Chuỗi 1: D6 = 7 => F5 = 3 => A5 = 5 => A1 = 4 => A8 = 9
Chuỗi 2: D6 = 3 => F5 = 7 => F9 = 9 => A8 = 9
(Quy luật Vách tường áp dụng vào số 9 và vách tường A7B7C7 trong dãy
khối dọc 3)
Hai chuỗi trên gặp nhau ở ô A8 với cùng trị khả dụng 9.
Suy ra: 9 là trị của ô A8 => A8 = 9
Leave a Reply